Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bạo lực nơi công cộng, vì sao nên nỗi?

Hoàng Nam

Thứ ba, 25/02/2025 - 22:26

(Thanh tra) - Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội liên tục phản ánh về hành vi bạo lực có tính chất côn đồ, hung hãn, gây thương tích nơi công cộng, khiến cơ quan công an phải vào cuộc, xử lý. Có nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như khó khăn trong cuộc sống, áp lực công việc, tài chính, dẫn đến tâm lý căng thẳng, dễ mất kiểm soát và có hành vi bạo lực khi xảy ra xung đột nhỏ; lạm dụng chất kích thích, như rượu, bia, ma túy…

Sân bóng là nơi giúp người chơi giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe và thể lực, nhưng cũng không tránh được vấn nạn bạo lực. Ảnh cắt từ clip

Yếu tố xã hội tác động đến hành vi cá nhân

Đánh giá về hiện tượng các vụ việc bạo lực nơi công cộng xảy ra gần đây, các chuyên gia cho rằng, đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực không thường xuyên, nhưng cần báo động, lên án và có biện pháp phòng ngừa.

Nghiên cứu về các yếu tố tác động, dẫn đến hành vi bạo lực, côn đồ, gây thương tích… nơi công cộng, các chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng, có thể xem xét về trạng thái, diễn biến tâm lý của từng cá nhân thông qua hành vi và tác động về mặt thể chất mà họ hướng tới đối tượng bị tác động (có thể sử dụng vũ lực mạnh mẽ hoặc đe dọa sử dụng vũ lực).

Khi đánh giá, không thể phủ nhận quan điểm là do những khó khăn trong cuộc sống, bị áp lực công việc, tài chính, dẫn đến tâm lý căng thẳng, dễ mất kiểm soát và có hành vi bạo lực khi xảy ra xung đột nhỏ.

Từ những va chạm giao thông rất nhỏ, nhiều người sẵn sàng lao vào đối phương để giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Hình ảnh cắt từ clip

Làm gì khi rơi vào tình huống bạo lực nơi công cộng?

Cần bình tĩnh xử lý tình huống khi có xung đột xảy ra, hạn chế lời qua tiếng lại, những ngôn từ có thể dẫn tới ức chế cho người xung quanh và cho chính bản thân.

Khi tham gia giao thông, cần tuân thủ những quy định của pháp luật, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn, tránh những trường hợp chen lấn, điều khiển phương tiện ẩu, cẩu thả... Nếu phát sinh vụ việc gây mất an toàn khi tham gia giao thông hoặc có xảy ra va chạm giao thông, cần giữ nguyên hiện trường vụ việc, nhanh chóng gọi điện qua đường dây nóng của Cảnh sát giao thông hoặc tới chốt, trạm giao thông gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.

Trường hợp có va chạm, mâu thuẫn khi gặp các đối tượng có hành vi bạo lực, cần nhanh chóng tìm sự hỗ trợ của những người xung quanh hoặc để lại hiện trường ghi lại hình ảnh vụ việc để có căn cứ xử lý. Nhanh chóng bỏ chạy, tránh các đối tượng có sử dụng hành vi bạo lực, côn đồ để không ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét các yếu tố tâm lý khác như: Tính khí, tâm lý cá nhân thất thường, khó kiểm soát cảm xúc… đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến hành vi của côn đồ, bạo lực…

Dưới góc độ nghiên cứu về tội phạm học, các hành vi gây ra bạo lực, côn đồ có thể xem xét đánh giá ở các yếu tố sinh học (bản tính, cảm xúc, suy nghĩ và ý thức sẵn) và yếu tố xã hội. Nếu như yếu tố sinh học chỉ đóng vai trò là tiền đề, thì yếu tố xã hội lại đóng vai trò quyết định đến việc thực hiện hành vi của một cá nhân.

Những tác động từ yếu tố kinh tế - xã hội, những áp lực công việc, gia đình, cơ quan có những ảnh hưởng nhất định để hình thành những mâu thuẫn nội tại bên trong một cá nhân nhưng chưa bộc phát bằng hành vi. Chỉ đến khi gặp hoàn cảnh cụ thể tác động trực tiếp dẫn tới những bức xúc, các hành vi cụ thể mới được thực hiện, bộc phát. Các chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng của môi trường sống và làm việc có ý nghĩa rất quan trọng dẫn tới hành vi của một cá nhân.

Một số nguyên nhân xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân như: Tình cảm, làm ăn, tình ái, mâu thuẫn thứ phát khi lưu thông trên đường, trong các cuộc nhậu, lời nói… ngoài ra, còn có các nguyên nhân xuất phát từ thói quen hành vi liên quan bạo lực, sự ngông cuồng coi thường pháp luật và hiếu thắng từ chính bản thân thích thể hiện của các đối tượng hoạt động mang tính chất giang hồ.

Mặt khác, nguyên nhân còn đến từ sự thiếu am hiểu pháp luật, không lường hết hậu quả gây ra và chế tài áp dụng của pháp luật đối với hành vi của họ, tác động từ chính phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cách ứng xử của cá nhân…

Giải pháp nào ngăn chặn bạo lực nơi công cộng?

Việc thay đổi hay xây dựng ý thức, văn hóa ứng xử trong cộng đồng không thể chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất mà cần có sự phối hợp từ nhiều phía: Giáo dục, truyền thông, trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Từ đó, có thể tạo ra một môi trường xã hội văn minh, giảm thiểu tình trạng bạo lực và các hành vi thiếu trách nhiệm trên mạng.

Chỉ vì nhắc nhở không hái hoa ven đường, nữ công nhân môi trường bị "đại gia" rút kiếm đe dọa. Ảnh cắt từ clip

Bên cạnh đó, cần có những chế tài xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực trên mạng, bao gồm việc phát tán thông tin sai lệch, đe dọa, quấy rối. Các hành vi này cần được các cơ quan chức năng kiểm soát và xử lý kịp thời, nhưng cũng cần đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình xử lý.

Ngoài việc cơ quan công an kịp thời và quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, một số phương pháp và biện pháp khác cũng rất quan trọng để thay đổi ý thức, văn hóa ứng xử trong cộng đồng xã hội.

Trong đó, cần tăng cường giáo dục từ các cấp học về văn hóa ứng xử, về kỹ năng sống, bao gồm cách giao tiếp và ứng xử văn minh, cũng như kỹ năng kiềm chế cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn mà không sử dụng bạo lực. Việc dạy trẻ em cách tôn trọng quyền và lợi ích của người khác sẽ giúp tạo ra những thế hệ trưởng thành có ý thức và trách nhiệm. Cùng với đó, các chương trình giáo dục cần bao gồm cả các bài học về việc sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, tránh các hành vi xâm phạm quyền lợi của người khác, và hạn chế việc lan truyền thông tin sai sự thật.

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp cần chung tay, thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử (cả ngoài đời thực cũng như trên mạng xã hội), bao gồm cả việc tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, kỳ thị và khuyến khích việc đưa ra ý kiến xây dựng; nhấn mạnh tác hại của việc lan truyền thông tin giả mạo, thù ghét, hoặc kích động bạo lực, nhằm giúp mọi người nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình khi tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như sử dụng mạng xã hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Bắt Hà Văn Hoàng - hung thủ giết người cướp của

Khánh Hòa: Bắt Hà Văn Hoàng - hung thủ giết người cướp của

(Thanh tra) - Sáng nay (20/4), Công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt Hà Văn Hoàng (SN 2001), trú ở thôn Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên (hiện Hoàng đang tạm trú tại gia đình vợ ở xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) về hành vi “Giết người” và “Cướp tài sản”.

TL

15:45 20/04/2025
Quảng Trị: Bắt giữ khẩn cấp đối tượng dùng rựa cướp điện thoại lúc rạng sáng

Quảng Trị: Bắt giữ khẩn cấp đối tượng dùng rựa cướp điện thoại lúc rạng sáng

(Thanh tra) - Chỉ chưa đầy 12 giờ sau nhận tin báo về việc chị N.H.C.V (trú tại thôn Mái Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) bị đối tượng dùng hung khí đe dọa cướp tài sản, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng gây án, thu giữ tang vật vụ cướp.

Minh Tân

12:02 20/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm