Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 08/11/2024 - 15:50
(Thanh tra) - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa phối hợp cùng Tổ chức Vital Strategies tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.
Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, các ý kiến đều đồng tình khi cho rằng giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam đang là vấn đề trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá là một công cụ. Với việc tăng thuế, số người hút thuốc sẽ giảm đi, theo đó số người tử vong vì các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ giảm đi.
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam đang đối mặt với tình trạng sử dụng thuốc lá ở mức đáng báo động.
Tác động của việc sử dụng thuốc lá không chỉ dừng lại ở sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế quốc gia. Mỗi năm, có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá, và nếu không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này dự kiến sẽ tăng lên 70.000 vào năm 2030. Do đó, vấn đề giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đã được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này. Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhằm tăng giá sản phẩm, từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của chính sách này, cần có sự đánh giá và phân tích toàn diện về tác động vi mô của thuế đối với người tiêu dùng và các nhóm dân cư khác nhau.
“Thiết lập được mỗi liên hệ giữa thu thuế từ thuốc lá đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kênh tác động kinh tế vĩ mô nói riêng là một hướng đi quan trọng. Riêng việc sử dung khoản chi ngân sách nhà nước cho các chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) từ gia tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giúp đưa ra những cân nhắc đa chiều hơn đối với các đề xuất về thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Thông tin tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban - Ban Nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho biết thêm, thuế thuốc lá ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Qua kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Philippine, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp và trẻ em. Đồng thời thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp Chính phủ cải thiện nguồn thu ngân sách nói chung và từ đó có thể gia tăng đầu tư vào lĩnh vực khác.
Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Hải, Phó giám đốc phụ trách Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, với hơn 15 triệu người hút thuốc lá chủ động và 30 triệu người hút thuốc thụ động ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc lá đang gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm. Theo ước tính số tiền bỏ ra mua thuốc lá lên đến 49.000 tỷ VNĐ/năm (từ nguồn dữ liệu của nghiên cứu PGATS 2020).
Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhấn mạnh, việc hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên đang gia tăng như một "nạn dịch" mà hoàn toàn chúng ta có thể ngăn ngừa được. Hiện thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ sản phẩm thuốc lá của Việt Nam chỉ chiếm 38,8%, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thấp là 70-75% giá bán lẻ.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trong dân số nam trưởng thành ở Việt Nam làm suy yếu lực lượng lao động, giảm khả năng lao động và tổn thất năng suất, làm trầm trọng thêm các nhóm nghèo đói và bất bình đẳng hiện có giữa các nhóm nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất và phần còn lại của dân số.
Do đó, theo bà Hải, việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, trước hết là trong thanh thiếu niên và người nghèo, bên cạnh đó việc tăng thuế thuốc lá cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa phối hợp cùng Tổ chức Vital Strategies tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.
Phương Anh
15:50 08/11/2024(Thanh tra) - Trước thông tin cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, chiều ngày 7/11, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Phương Anh
20:24 07/11/2024Hương Trà
18:16 07/11/2024Cảnh Nhật
13:31 07/11/2024Hương Giang
13:23 07/11/2024Bùi Bình
16:53 06/11/2024Nam Dũng
Phương Anh
Trung Hà
Phương Anh
Hải Hà
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Văn Thanh
Hải Hà
Kim Thành
Hương Giang
Hải Hiếu