00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề

Phương Anh

Thứ hai, 24/03/2025 - 20:50

(Thanh tra) -Trong năm 2024, Chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ điều trị thành công cao. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh lao còn nhiều khó khăn, tình hình dịch tễ bệnh lao ở nước ta còn rất nặng nề.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TD

Ngày 24/3, tại Hà Nội, Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) với chủ đề “Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”.

Thông tin tại buổi lễ, ông Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết, trong năm 2024, Chương trình chống lao quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Số bệnh nhân lao được phát hiện là hơn 113.000 ca (tăng 7% so với năm 2023).

Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai các kỹ thuật tiên tiến như xét nghiệm Xpert và giải trình tự gene thế hệ mới, góp phần phát hiện bệnh chính xác và sớm hơn. Đồng thời, nhiều hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, huy động cộng đồng và hỗ trợ bệnh nhân thông qua Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tỷ lệ bệnh lao có bằng chứng vi khuẩn trên 72%, tỉ lệ điều trị thành công đạt  trên 90% (cao hơn tỉ lệ này trên toàn cầu - mức 88%).

Dù vậy, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho biết, việc kiểm soát lao còn nhiều khó khăn. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới, 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. 

Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc  cao nhất toàn cầu.

Đáng chú ý, theo ước tính của Chương trình Chống lao quốc gia, còn khoảng 40% người bệnh lao ở cộng đồng chưa được phát hiện. Số người mắc lao có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng còn lớn, nên việc chủ động phát hiện lao tại địa phương, tại các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng. 

Khám, điều trị bệnh nhân lao. Ảnh minh hoạ: IT

Tại buổi lễ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đề xuất đưa chương trình đào tạo về bệnh lao là một phần nội dung bắt buộc trong các trường đào tạo nhân lực y khoa để các thầy thuốc có sẵn kiến thức về bệnh lao trong quá trình hành nghề. Khi cấp giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề, cần có nội dung về kiến thức, quy trình khám phát hiện lao để các bác sĩ có đủ kiến thức thực hiện sàng lọc lao cho tất cả người dân đến khám bệnh.

Ngoài ra, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đề xuất đưa việc sàng lọc bệnh lao thành một cấu phần bắt buộc của khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Tất cả người dân được kiểm soát bệnh lao bằng hồ sơ điện tử, bệnh án điện tử…

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dù đối mặt với không ít thách thức, công tác phòng chống lao tại Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đến thời điểm này, cả nước đã duy trì mạng lưới chống lao tại 100% xã, phường; đảm bảo 100% dân số được tiếp cận dịch vụ phòng chống lao. Tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát duy trì ở mức cao, đạt gần 90%.

“Năm 2024 cũng đánh dấu việc triển khai quyết liệt các hướng dẫn kỹ thuật mới của Bộ Y tế, đặc biệt là việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và mở rộng phạm vi trên toàn quốc đối với xét nghiệm Xpert - giải trình tự gene thế hệ mới để phát hiện sớm và chính xác bệnh lao", Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh rằng, chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả và cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Với chủ đề năm 2025, Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao, chúng tôi  kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Nhân dịp này, Bộ Y tế đề nghị toàn ngành, các địa phương và đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, chủ động phát hiện và quản lý tốt bệnh nhân lao và lao kháng thuốc, đặc biệt chú trọng vào các nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính và trong các cơ sở khép kín.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững từ ngân sách trung ương, địa phương, và bảo hiểm y tế; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công-tư, kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực mạng lưới phòng chống lao.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tràn lan quảng cáo “nổ tung trời” về thực phẩm chức năng Crilin

Tràn lan quảng cáo “nổ tung trời” về thực phẩm chức năng Crilin

(Thanh tra) - Dù chỉ là một loại thực phẩm chức năng, không có tác dụng điều trị bệnh và từng bị cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội vẫn xuất hiện hàng trăm video quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm thực phẩm Crilin.

Đông Hà

09:04 30/03/2025
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

(Thanh tra) -Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Phương Anh

16:23 29/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm