Theo dõi Báo Thanh tra trên
(Theo CTV Châu Nhi/VOV.VN (biên dịch)
Thứ tư, 20/05/2020 - 09:28
Cabotegravir là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.
(Ảnh minh họa: AFP)
Theo Viện Sức khỏe Mỹ, tiêm cabotegravir cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó.
Đây là kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn được tiến hành trong suốt hơn 3 năm qua tại 7 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil, Thái Lan và Nam Phi đối với những nam giới ở độ tuổi dưới 30 từng quan hệ tình dục với người đồng giới hoặc phục nữ chuyển giới. Đây là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị phơi nhiễm HIV/AIDS. Một thử nghiệm khác cũng đang được tiến hành đối với phụ nữ.
Không gây bất tiện với liều 2 tháng/lần
Hiện nay, loại thuốc phòng ngừa duy nhất được cấp phép hiện nay là thuốc dạng viên nén PrEP, viết tắt của từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nếu sử dụng PrEP hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể giảm tới 99%. Tuy nhiên, việc làm sao để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình. Uống thuốc hàng ngày suốt đời không phải là điều dễ dàng. Người bệnh có thể quên uống thuốc, hoặc quên thuốc khi đi du lịch. Họ cũng có thể bị hết thuốc hoặc không có đủ tiền mua thuốc. Vì thế các nhà nghiên cứu đã hướng tới một phương pháp điều trị vừa hiệu quả, lại vừa thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Hiệu quả lên tới 100%
Kết quả: 50 người tham gia nhiễm HIV trong giai đoạn thử nghiệm, song lại có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm: 12 người tại nhóm sử dụng thuốc tiêm cabotegravir và 38 trong nhóm sử dụng thuốc uống PrEP. Điều này có nghĩa là việc sử dụng thuốc tiêm cabotegravir mang lại hiệu quả cao hơn 69% so với PrEP, vốn lâu nay vẫn được xem là một cột trụ trong chính sách phòng ngừa, đặc biệt là tại Mỹ nơi có ít nhất 200.000 người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.
Trước những kết quả tích cực này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kết thúc sớm thử nghiệm chia nhóm để tất cả những người tham gia đều có thể sử dụng phương pháp tiêm cabotegravir hiệu quả hơn. Theo Giám đốc nghiên cứu và phát triển của ViiV Healthcare (tập đoàn GSK), kết quả rất đáng khích lệ, không chỉ bởi hiệu quả mạnh mẽ của cabotegravir mà còn bởi hiệu quả của một nghiên cứu đại diện đầy đủ cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS cao nhất./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh