Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 21/06/2022 - 14:25
(Thanh tra)- Theo nhận định của Bộ Y tế, nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn.
Theo nhận định của Bộ Y tế, nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn. Ảnh minh họa: Internet
Ngày 20/6, Bộ Y tế đã có Công văn 3212/BYT-TT-KT về tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết.
Bộ Y tế cho biết, thống kê từ các địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 52.572 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 trường hợp tử vong; so với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 74,9%, tử vong tăng 24 trường hợp.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Theo nhận định của Bộ Y tế, nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn.
Tại Công văn số 3212/BYT-TT-KT ngày 20/6/2022, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để người dân không chủ quan, không hoang mang, lơ là và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...
Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Phương Anh
(Thanh tra) - Ngày 23/4/2025, tỉnh Cao Bằng ghi nhận bệnh nhân nhi đầu tiên tử vong nghi mắc ho gà tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
Trung Hà
Vân Anh
Phương Anh
Kim Thành
Phương Anh
Kim Thành
Lương Đức Thiện, Trưởng phòng Nghiệp vụ IV, Thanh tra tỉnh Yên Bái
Chu Tuấn
Thái Hải
Chu Tuấn
T. Minh
Theo VietinBank
T. Minh
Trung Hà