Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 11/10/2023 - 18:00
(Thanh tra)- Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư Quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tới đây sẽ bao gồm: Giá thành toàn bộ dịch vụ; tích lũy hoặc lợi nhuận (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính, dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Giá viện phí năm 2024 dự kiến có nhiều biến động. Ảnh: PV
Thông tư này áp dụng cho các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, do ngân sách Nhà nước thanh toán, theo yêu cầu và khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi do Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.
Giá này bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện dịch vụ gắn với chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại thời điểm định giá, tích lũy và lợi nhuận dự kiến. Đồng thời, phải bảo đảm bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với quan hệ cung cầu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của người bệnh, bảo toàn vốn và có tích lũy theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, phương pháp định giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định bao gồm phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là:
- Giá thành toàn bộ dịch vụ gồm chi phí nhân công (tiền lương, tiền công, phụ cấp, thuê chuyên gia, thu nhập bình quân tăng thêm...), chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, máu, điện, nước, xử lý chất thải, kiểm soát nhiễm khuẩn…), chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí quản lý (duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin…).
- Tích lũy hoặc lợi nhuận (nếu có) không quá 10% tổng chi phí cấu thành giá.
- Các nghĩa vụ tài chính (các khoản phí, lệ phí, thuế, thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất…).
Phương pháp so sánh là phương pháp định giá căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và các mức giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương tự được cung ứng trên thị trường trong nước, có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).
Bộ Y tế cho biết thêm, hiện nay, giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ mới bao gồm các yếu tố là thuốc, vật tư; điện, nước; bảo trì thiết bị; lương, phụ cấp. Theo văn bản của Bộ Y tế phản hồi về ý kiến của các bộ, ngành đối với lộ trình điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh, nếu tính chi phí khấu hao trang thiết bị y tế, tài sản thì sẽ làm giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tăng rất cao.
Ví dụ, tại cơ sở y tế tư nhân giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có tính khấu hao thì riêng tiền khám bệnh bình quân đã là 200.000 - 300.000 đồng, tiền giường bệnh từ 1 - 5 triệu đồng, gấp 5 - 10 lần giá của bệnh viện công. Với mức điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có tính đủ khấu hao trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ cao gấp 2 - 3 lần giá hiện tại...
Tại dự thảo, Bộ Y tế nêu rõ các cơ sở khám chữa bệnh phải niêm yết công khai danh mục và mức giá của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu để người bệnh biết, lựa chọn.
Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: Phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng khu vực khám bệnh, các khoa điều trị; mua bổ sung, thay thế: bàn, ghế, giường, tủ, xe đẩy, điều hòa nhiệt độ, quạt, đèn sưởi, quạt sưởi, máy tính, các bộ dụng cụ khám bệnh đa khoa, chuyên khoa; chăn, ga, gối, đệm, chiếu… để bảo đảm điều kiện chuyên môn, vệ sinh, an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn y tế, đặc biệt là việc chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú; chuyển tuyến, chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, vật tư theo đúng quy định.
Bảo đảm số giường bệnh để thực hiện dịch vụ theo yêu cầu tại một thời điểm không quá 20% so với tổng số giường bệnh thực hiện bình quân của năm trước liền kề (trừ số giường bệnh theo yêu cầu do đơn vị vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo quy định để đầu tư khu vực khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu độc lập với khu vực khám bệnh, chữa bệnh thông thường).
Bảo đảm các chuyên gia, thầy thuốc giỏi của đơn vị dành một tỷ lệ thời gian nhất định (tối thiểu 70%) để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT, người không có thẻ BHYT nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới;
Việc trích lập các quỹ từ chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc: Tăng tỷ lệ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư cho cả khu vực khám bệnh, chữa bệnh thông thường và khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu. Trích lập và tăng dần mức trích lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời xây dựng quy chế để hỗ trợ người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…
Phương Anh
20:59 22/11/2024(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Phương Anh
20:58 22/11/2024Phương Anh
15:41 22/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam