Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 12/11/2020 - 07:55
(Thanh tra)- Tình trạng ở khu vực khó khăn lại có mức sinh cao, có nơi rất cao, trong khi đó khu vực đô thị, kinh tế xã hội phát triển hầu như đều có mức sinh thấp, thậm chí có nơi rất thấp.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: PV
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo cung cấp thông tin về định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế, tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay công tác DS-KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Trong khi đó, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng trưởng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước...
Chia sẻ tại hội thảo, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam vẫn đang có chênh lệch mức sinh khá cao.
Đó là tình trạng ở khu vực khó khăn lại có mức sinh cao, có nơi rất cao, trong khi đó khu vực đô thị, kinh tế xã hội phát triển hầu như đều có mức sinh thấp, thậm chí có nơi rất thấp.
“Thực trạng này đang ảnh hưởng lớn đến mục tiêu dân số, sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục của địa phương và cả nước”, ông Mai Trung Sơn nhấn mạnh.
Cả nước có 33 tỉnh, thành phố ở Việt Nam có mức sinh cao (mức sinh > 2,2 con), chiếm 42% quy mô dân số. Đây hầu hết là các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế như trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên.
21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (mức sinh < 2,0 con), chiếm 39% quy mô dân số. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáng lưu ý, mức sinh ở TP Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế, lại ở nhóm thấp nhất cả nước (1,39 con).
Theo ông Mai Trung Sơn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mức sinh chênh lệch là do mức sinh thấp, xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao. Cùng với đó là tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ; học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh.
“Đáng chú ý, tình trạng phá thai tại khu vực tư nhân phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả vô sinh”, ông Mai Trung Sơn cho biết thêm.
Để khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Tổng cục DS-KHHGĐ đề ra các mục tiêu như: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, khắc phục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động riêng cho từng vùng mức sinh khác nhau thay cho một nội dung tuyên truyền chung cho cả nước. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phù hợp với từng vùng mức sinh.
Ngoài ra, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ đề xuất bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng tại địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con; chú trọng các đối tượng ưu tiên, người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế để khuyến khích sinh đủ hai con tại địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý