Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội cần đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến vắc xin phòng COVID-19

Phương Anh

Thứ năm, 25/03/2021 - 18:18

(Thanh tra)- Hà Nội cần đẩy mạnh công tác truyền thông về những nội dung liên quan đến vắc xin COVID-19. Tất cả những trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi và xử trí an toàn để người dân chủ động nắm thông tin, yên tâm khi đi tiêm chủng.

Đến nay các đơn vị của Hà Nội đã tổ chức tiêm được 6.690 mũi cho các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia khám chữa người bệnh và các cán bộ làm nhiệm vụ điều tra xử lý ca bệnh. Ảnh: BYT

Ngày 25/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác tiêm vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống COVID-19 trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 8/3 đến nay, đã 38 ngày Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng. Từ ngày 27/1/2021 đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh đã khám sàng lọc 12.751 trường hợp có triệu chứng ho, sốt, khó thở và đã xét nghiệm cho 6.150 trường hợp nghi ngờ, kết quả có 1 trường hợp dương tính (BN 2064 đã công bố), còn lại âm tính.

Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đang tổ chức 3 đoàn kiểm tra đánh giá bệnh viện an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đã tăng cường việc phân luồng, khám sàng lọc, xét nghiệm để phát hiện kịp thời ca bệnh đến khám và điều trị. Về công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh COVID-19 TP Hà Nội đã tiêm vắc xin COVID-19 cho gần 7.000 người, chủ yếu là nhân viên y tế ở 30 quận huyện. Trong số trường hợp phản ứng nặng, có 1 trường hợp phản vệ độ 3 đã được xử trí kịp thời.

Trong đợt 1 này, TP Hà Nội được phân bổ 8.000 liều vaccine COVID-19. Trong quá trình tiêm cho hàng nghìn nhân viên y tế và tổ điều tra xử lý ca bệnh, ghi nhận 12 trường hợp bị phản vệ từ độ 1 đến độ 3, chiếm tỷ lệ 0,17%. Tỷ lệ phản ứng thông thường là 33,21%. Có những điểm tiêm như tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang không có trường hợp nào bị phản ứng nặng. Hiện tại 12 trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội đều đã ổn định sức khỏe. Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngành  Y tế đang tiến hành tiêm vét để sớm hoàn thành tiêm chủng đợt 1.

“Đến nay các đơn vị đã tổ chức tiêm được 6.690 mũi cho các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia khám chữa người bệnh và các cán bộ làm nhiệm vụ điều tra xử lý ca bệnh... đạt 94,3%. Hà Nội đã qua 38 ngày không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng” - ông Chử Xuân Dũng cho biết.

Toàn cảnh buổi làm việc của Bộ Y tế với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống COVID-19. Ảnh: BYT

Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá, qua kiểm tra trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho thấy, bệnh viện đã có kế hoạch tổ chức tiêm cụ thể, bố trí các phòng tiêm theo đúng hướng dẫn một chiều của Bộ Y tế. Quy trình đón tiếp những đối tượng được tiêm từ phòng đón tiếp, phòng khai báo, khám sàng lọc đến phòng tiêm và theo dõi sau tiêm được bố trí theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế với tinh thần tiêm phòng trong điều kiện vẫn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19

Đối với TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá TP Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo kế hoạch, tới đây, Bộ Y tế tiếp tục được nhận vắc xin hỗ trợ từ Covax Facility và trong kế hoạch mua vắc xin AstraZeneca với đã được Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế tiếp tục sẽ phân bổ lượng vắc xin này cho các tỉnh/TP trong đối tượng ưu tiên theo Điều 1 của Nghị quyết 21.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh công tác truyền thông về những nội dung liên quan đến vắc xin COVID-19, trong đó nhấn mạnh thông tin tất cả những trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi và xứ trí an toàn để người dân chủ động nắm thông tin, yên tâm khi đi tiêm chủng. Bên cạnh đó, phải rà soát lại tất cả các đối tượng được tiêm để chuẩn bị cho đợt tiêm tiếp theo.

Trong quá trình tiêm, các điểm tiêm phải khám sàng lọc triệt để, kiên quyết không tiêm những trường hợp không đủ điều kiện.

“Kinh nghiệm lớn nhất của chúng tôi trong xử trí được những trường hợp phản ứng nặng; đó là, tập huấn chuyên môn kỹ thuật để cán bộ tiêm chủng khám sàng lọc rất kỹ càng, không tiêm cho những trường hợp có tiền sử dị ứng; nắm chắc những triệu chứng của phản ứng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ sau tiêm, dặn dò và tiếp nhận thông tin của người sau tiêm; chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc, các thiết bị y tế để có thể cấp cứu, xử trí kịp thời những trường hợp bị tác dụng phụ không mong muốn. Chúng tôi có những đội cấp cứu lưu động của tuyến trên, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới cấp cứu, xử trí khi có những trường hợp bị phản ứng không mong muốn” - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của đoàn công tác Bộ Y tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội là địa bàn đông dân cư, có nguy cơ cao bùng phát dịch, do đó, rút kinh nghiệm từ công tác chống dịch thời gian qua,thành phố luôn xác định công tác phòng dịch COVID -19 là ưu tiên hàng đầu.

Nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ Bộ Y tế. Nhờ đó, Hà Nội đã khống chế kịp thời tốc độ lây lan của dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng mong muốn, thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ thành phố nhiều hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, cũng như định hướng phát triển hệ thống y tế Thủ đô về mặt quy hoạch, quy mô và chất lượng…

Đến nay, cả nước đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 40.000 nhân viên y tế và thành viên tổ truy vết cộng đồng, đạt 30% kế hoạch tiêm đợt 1.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm