Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 09/06/2021 - 22:04
(Thanh tra)- Chiều 9/6, Bộ Y tế cho biết, cả nước có 60 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 57 ca trong nước.
Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn là các tỉnh có số mắc cao nhất. Ảnh: BYT
Bộ Y tế cho biết, từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 9/6, cả nước có 60 ca mắc mới (BN9506-9565), trong đó 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh.
57 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (20), Bắc Giang (19), Bắc Ninh (12), Hà Nội (4), Lạng Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1) đều là các ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Hôm nay, cả nước có thêm 87 BN được công bố khỏi bệnh.
Tổng hợp trong ngày 9/6, Việt Nam ghi nhận thêm 407 ca mắc, trong đó 381 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (95 ca mới và 201 ca từ ngày 27-29/5 được lấy mã bổ sung), TP Hồ Chí Minh (40), Bắc Ninh (35), Hà Nội (5), Hà Tĩnh (3), Lạnh Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1); trong đó 370 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tại buổi làm việc chiều 8/6 với bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặc biệt nhấn mạnh đến việc UNICEF tăng cường trao đổi với COVAX để cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam càng sớm càng tốt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ 4 với biến chủng Delta của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh và rộng. Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch để sớm ổn định tình hình.
Một trong những ưu tiên trong phòng chống COVID-19 của Việt Nam là có vắc xin phòng COVID-19 sớm và thực hiện bao phủ tiêm chủng rộng hơn cho người dân. Do đó, song song với nỗ lực tìm kiếm, đàm phán và trao đổi với các đối tác, nhà sản xuất vắc xin để đưa vắc xin về Việt Nam, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cũng tập trung phát triển vắc xin trong nước để dần đảm bảo tự chủ vắc xin. Đồng thời, Việt Nam cũng gia cơ chế cung ứng vắc xin toàn cầu của COVAX.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực cố gắng tiếp cận các nguồn vắc xin để đảm bảo từ nay đến cuối năm tiêm đủ 70% dân số nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, nhưng đến thời điểm này các nguồn vắc xin về Việt Nam rất chậm.
Tại buổi làm việc, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ hoàn toàn đồng ý về tính phức tạp và lây lan nhanh của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bà Rana Flowers vui mừng cho biết kết quả một khảo sát do UNICEF cùng đối tác thực hiện cho thấy 67% người dân Việt Nam được hỏi cho biết sẵn sàng tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đây là tỷ lệ khá cao.
Về việc đặt hàng mua dây chuyển lạnh bảo quản vắc xin phòng COVID-19, Trưởng Đại diện UNICEF cho biết, lô hàng 1.910 tủ lạnh công suất lớn sẽ được chuyển về Việt Nam trong cuối tháng 7/2021. Đây là đợt trang thiết bị đầu tiên trong gói hỗ trợ dây chuyền lạnh thông qua ngân sách hỗ trợ của Chính phủ Australia.
Đồng thời UNICEF đã đặt hàng 5 xe tải lạnh chuyên dụng vận chuyển vắc xin và lô hàng này cũng sẽ về Việt Nam trong tháng 8 và 9/2021. Song song đó, UNICEF đặt hàng và sẽ sớm chuyển cho Việt Nam 5 triệu bơm kim tiêm bằng đường hàng không.
Liên quan đến việc chuyển vắc xin COVID-19 thông qua Cơ chế COVAX về Việt Nam càng sớm càng tốt như đề nghị của Chính phủ và Bộ Y tế, bà Rana Flowers chia sẻ các đợt vắc xin chuẩn bị chuyển về cho các quốc gia tham gia được cung ứng bởi một cơ sở sản xuất mới đang được xem xét phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng trong trường hợp khẩn cấp của WHO. Ngay sau khi được phê duyệt, các liều vắc xin này sẽ được chuyển về cho các quốc gia bao gồm Việt Nam, dự kiến trong tháng 7 năm 2021.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…
Phương Anh
20:59 22/11/2024(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Phương Anh
20:58 22/11/2024Phương Anh
15:41 22/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam