Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/09/2018 - 16:56
(Thanh tra)- Sự kiện Thanh tra Chính phủ công bố công khai Thông báo kết luận số 1483/TB-TTCP về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh, đã làm minh bạch hàng loạt vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa công dân và các cơ quan chức năng của địa phương.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn và lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp công dân khiếu nại về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: NG
Từ sự kiện này, nhiều công dân đã tiếp tục kiến nghị Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn UBND TP Hồ Chí Minh cần thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Đúng, sai đã rõ
Nếu đọc kỹ từng câu, từng chữ của Thông báo kết luận số 1483/TB-TTCP được Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn ký ngày 4/9/2018, và được công khai trên cổng thông tin của Thanh tra Chính phủ, thì tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đều tâm phục, khẩu phục. Lý do là những góc khuất về quy hoạch, những điểm mờ về thẩm quyền liên quan đến dự án có quy mô 930ha tại quận 2, TP Hồ Chí Minh đã được phân định một cách sòng phẳng với tiêu chí đúng, sai rõ ràng.
Nhưng điều quan trọng hơn là nhiều công dân có nhà đất bị ảnh hưởng từ dự án này đã cảm nhận được sự công tâm, khách quan của Thanh tra Chính phủ trong quá trình xác minh, kết luận các nội dung đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Điều này cũng đã được ông Lê Sỹ Bảy, Vụ trưởng Vụ 1, Trưởng Đoàn Thanh tra trả lời công khai với báo chí là trong quá trình thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung khác có liên quan với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân, phù hợp lịch sử biến động nhà đất tại quận 2.
Trong khi đó, kiến nghị mới nhất của nhiều hộ dân có nhà, đất thuộc ranh giới từ phía chân cầu Thủ Thiêm đến khu vực đường Trần Não, Lương Định Của là mong muốn Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có văn bản giao Thanh tra Chính phủ làm rõ hơn ranh giới quy hoạch chung và thực tế triển khai quy hoạch do các cơ quan chuyên môn của UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện.
Theo ông Nguyễn Phi Thường, cán bộ hưu trí, đại diện cho 6 hộ dân có nhà, đất bị thu hồi cho mục đích đất cây xanh dự trữ của dự án, thì căn cứ tất cả các văn bản pháp lý do chính UBND TP Hồ Chí Minh ban hành đã cho thấy không chỉ có 4,3ha tại khu phố 1, phường Bình An nằm ngoài ranh quy hoạch, mà còn rất nhiều diện tích nhà, đất của người dân đã bị thu hồi trái thẩm quyền do ranh quy hoạch ban đầu đã bị thay đổi.
Liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật, hơn 7 năm qua, nhiều hộ dân là cán bộ quân đội hưu trí tại phường 2, quận Tân Bình, cũng liên tục có đơn kiến nghị, đơn yêu cầu Chủ tịch UBND TP thực hiện nghiêm Kết luận số 158/KL-TTCP ngày 30/1/2011 của Thanh tra Chính phủ về Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Lý do là Kết luận số 158/KL-TTCP đã xác định rõ nhà, đất của nhiều hộ dân phường 2, quận Tân Bình đã bị UBND TP Hồ Chí Minh, UBND quận Tân Bình thu hồi ngoài dự kiến, do hướng tuyến của đoạn 1,5km đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã bị UBND TP Hồ Chí Minh tự ý điều chỉnh từ quy mô 60m thành 2 tuyến đường có chiều rộng mỗi tuyến là 20m. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cần có chính sách bồi thường, giải tỏa, hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi nhà, đất ngoài dự kiến với tinh thần bảo đảm công bằng, hạn chế việc so bì và khiếu nại. Nội dung kiến nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1753/VPCP-KTTN ngày 23/3/2011, nhưng kết quả thực hiện của UBND TP Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa dứt điểm.
Ngày 12/9/2018, trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Đào, cán bộ quân đội hưu trí, chủ nhà số 78A đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, là đại diện cho 22 hộ dân bị thu hồi nhà, đất ngoài dự kiến, đã bày tỏ niềm vui khi Ban Tiếp công dân Trung ương đã có văn bản tham mưu cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn về đường hướng giải quyết vụ việc này. Lý do người dân khúc mắc là vì cùng 1 đoạn đường 1,5km từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến ngã 6 Gò Vấp nhưng có đến 3 mức giá đền bù. Và vì sao nhà, đất của người dân phường 2 tại đường Hồng Hà có đầy đủ giấy tờ hợp pháp nhưng mức giá đền bù lại thấp hơn những trường hợp nhà, đất có nguồn gốc là đất công viên. Trong khi đó, kinh phí đền bù đã được chủ đầu tư chuyển cho ngân sách địa phương và đang tồn dư hàng chục triệu USD, nhưng mức đền bù cho người dân vẫn không phù hợp.
Cần một quyết tâm vì dân
Hàng chục năm qua, các hộ dân tại quận 2 đã tập hợp được một bộ hồ sơ pháp lý đầy đủ liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vào năm 2008 thì Thanh tra TP Hồ Chí Minh cũng đã có kết luận làm rõ hàng loạt sai phạm liên quan đến thẩm quyền quy hoạch, thẩm quyền thu hồi nhà, đất, ranh quy hoạch,… nhưng vì nhiều lý do khác nhau, việc thực hiện kết luận này đã không được bảo đảm theo quy định. Chỉ đến khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì các nội dung cũ từ năm 2008 đã trở thành nội dung mới được dư luận quan tâm, được các cơ quan chức năng thuộc UBND TP Hồ Chí Minh tiếp thu để thực hiện điều chỉnh, sửa đổi các thiếu sót, bất cập.
Điều này cũng tương tự như câu chuyện của 22 hộ dân phường 2, quận Tân Bình, là chỉ đến khi các bộ, ngành Trung ương vào cuộc và lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có ý kiến đề nghị giải quyết đúng thẩm quyền, thì sự việc mới bắt đầu chuyển động, dù kết luận của Thanh tra Chính phủ đã có hiệu lực từ năm 2011. Đây cũng là niềm mong ước của hàng trăm hộ dân có nhà, đất bị thu hồi sai thẩm quyền tại Dự án 1 bis 1kep đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, vì kết luận thanh tra đã có từ năm 1995 nhưng trách nhiệm thực hiện vẫn là con số không. Điều này đã buộc công dân phải đến gõ cửa Thanh tra Chính phủ để mong muốn quyền lợi hợp pháp của mình được bảo vệ.
Nhìn rộng hơn vấn đề thì trên địa bàn TP hiện vẫn còn tồn đọng hàng trăm kết luận thanh tra dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa xong. Nhiều cán bộ, công chức sai phạm chưa bị xử lý, tài sản Nhà nước chưa được thu hồi, quyền lợi của người dân chưa được bảo vệ, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tố, tiếp khiếu vượt cấp.
Nói thẳng về hiện trạng này, nguyên Cục trưởng Cục III Võ Văn Đồng cho rằng: Luật Thanh tra đã quy định kết luận của Thanh tra Chính phủ là kết luận cuối cùng. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận thì kết luận của Thanh tra Chính phủ có hiệu lực pháp luật và các đối tượng thanh tra phải thực hiện nghiêm túc. Điều này cũng được tuân thủ đúng đối với các kết luận của Thanh tra các tỉnh, thành phố, trong đó có các kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã trực tiếp xuống gặp gỡ công dân quận 2. Ảnh: NG
Dẫn chứng về kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh năm 2008 về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cùng các thông tin mới liên quan đến sự việc này, nguyên Cục trưởng Cục III Võ Văn Đồng khẳng định: Năm 2008 nếu có quyết tâm chính trị với tinh thần vì quyền lợi của công dân, nhìn thẳng vào sự thật là nhiều doanh nghiệp đã được cấp đất làm dự án bất động sản trong ranh quy hoạch 160ha tái định cư, thì sự việc sẽ không kéo dài đến thời điểm này.
Ông Võ Văn Đồng cho biết: Từ năm 2009 đến 2013, cũng như đến nay, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hàng loạt kết luận về trường hợp khiếu nại của công dân Vũ Huy Hoàng tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó hàng loạt sai phạm đã được làm rõ. Ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ đã 15 lần có văn bản chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ thì kết quả giải quyết vẫn lòng vòng. Những thiếu sót không được giải quyết đúng thời điểm thì lâu ngày sẽ biến thành sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân phát sinh hiện tượng công dân không tin tưởng vào cấp địa phương mà chọn giải pháp tiếp khiếu, tiếp tố vượt cấp
Ngọc Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký Công văn số 9479 về việc tổ chức thực hiện một số nội dung tại kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra toàn diện Dự án (DA) Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư nông nhiệp, nông thôn và Dịch vụ thể thao, du lịch STO (Công ty STO) làm chủ đầu tư.
Ngọc Phó
18:00 12/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2024, Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra chuyên đề xổ số tại 8 công ty xổ số kiến thiết (XSKT) các tỉnh, thành phố. Đến nay, tất cả 8 công ty đã có báo cáo thực hiện kiến nghị gửi về Thanh tra Bộ Tài chính.
Trần Quý
14:00 12/12/2024Ngọc Phó
14:00 12/12/2024Hương Trà
07:30 04/12/2024Thanh Hoa
10:26 03/12/2024Hoàng Nam
09:00 30/11/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng