Vũ Linh
Chủ nhật, 11/08/2024 - 07:00
(Thanh tra) - Ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác vào kiểm tra và chỉ đạo triển khai phòng chống bệnh tiêu chảy tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương khiến hàng loạt con bò sữa chết bất thường vừa qua.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình thực tế tại 2 huyện xảy ra dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: CTV
Sau khi kiểm tra tình hình thực tế một số chuồng trại tại 2 huyện trên, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung một số nhiệm vụ chính.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Thú y cùng các đơn vị liên quan khẩn trương tinh chỉnh, hoàn thiện phác đồ điều trị chính thức cho bò bị bệnh để phổ biến kịp thời đến người dân, cùng người dân điều trị, ngăn chặn bệnh lây lan.
Trước mắt, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp đầu ngành về chăn nuôi sẽ hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò bị bệnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các cơ quan cần nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bò bị tiêu chảy hàng loạt. Trong đó cần xác định nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ để làm cơ sở xác định đền bù hoặc hỗ trợ thiệt hại sau này.
Và để đảm bảo tính chính xác, cơ quan chuyên môn cần lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với bò đang còn khoẻ, bò chưa tiêm vắc xin viêm da nổi cục, bò đã tiêm nhưng chưa chết…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan Trung ương cùng địa phương cần nhanh chóng triển khai mọi giải pháp để cứu chữa gia súc bị tiêu chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại cũng như tránh để bệnh lan rộng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Về phía địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Phúc làm tổ trưởng để chỉ đạo, điều hành, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa. Ông Phúc cho biết, tại 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương cũng đã thành lập các tổ công tác để kịp thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung nhân lực, vật lực cứu chữa đàn bò sữa; cập nhật số liệu từng ngày để có căn cứ so sánh, đối chiếu; lập biên bản tiêu huỷ bò bị chết; giám sát việc tiêu huỷ…
“Qua so sánh ngắn ngày thì hiện tượng bò chết có xu hướng giảm dần, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, lập sơ đồ theo dõi để kịp thời xử lý, báo cáo. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, và xử lý bò bị chết đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh”, ông Phúc nói.
Trước đó, Báo Thanh tra đã đưa tin, từ ngày 26/7, trên địa bàn huyện Đơn Dương và Đức Trọng xảy ra tình trạng đàn bò sữa bị tiêu chảy, chết bất thường.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, từ ngày 9/8/2024 đến 9h00 ngày 10/8/2024, có thêm 578 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy và 35 hộ mới tại huyện Đức trọng; có 9 bò sữa bị chết, trong đó huyện Đơn Dương có 8 con, huyện Đức Trọng 1 con. Lũy kế đến ngày 9h00 ngày 10/8/2024, tại hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương đã có 4.495 con (bê, bò sữa) của 237 hộ trên địa bàn 6 xã bị bệnh; 181 con bị chết (Đức Trọng: 42 con, Đơn Dương: 139 con)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Văn Thanh
14:11 15/10/2024Công Thắng
12:27 15/10/2024Bùi Bình
07:00 15/10/2024Hải Triều
00:00 15/10/2024Tan Dinh
21:40 14/10/2024Chu Tuấn
21:13 14/10/2024Hoàng Long
Thu Huyền
Xuân Thống
Lê Hữu Chính
Trung Hà
Nguyễn Điểm
Trọng Tài
Phương Anh
PV
Lê Hữu Chính
Sơn Lâm
Hải Hiếu