Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: An sinh cho tương lai

Trần Trung

Thứ ba, 05/07/2022 - 09:11

(Thanh tra) - Với ý nghĩa nhân văn và nhiều lợi ích thiết thực, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu với lao động tự do, tuy nhiên, lưới an sinh chưa bao phủ đến số đông lực lượng lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức.

Để thu hút đông đảo người dân có thể tham gia, chính sách BHXH tự nguyện được thiết kế mở, linh hoạt. Ảnh minh họa. Nguồn CTV

Tạo lưới an sinh đủ rộng...

Trước đây, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (làm việc có hợp đồng lao động, công chức, viên chức...) đóng BHXH đủ số năm theo quy định, khi về nghỉ hưu mới được nhận lương hưu hằng tháng và một số chính sách an sinh xã hội khác.

Từ năm 2008 đến nay, Đảng, Nhà nước ta bổ sung chính sách BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho lao động làm nông, lâm, ngư nghiệp, lao động làm việc không có hợp đồng lao động (lao động tự do) có khoản để dành cho tuổi già. Sau hơn 13 năm triển khai, BHXH tự nguyện từng bước đi vào đời sống, hiện cả nước có hơn 1,45 triệu người tham gia.

Để thu hút đông đảo người dân có thể tham gia, chính sách BHXH tự nguyện được thiết kế mở, linh hoạt.

Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều là đối tượng hướng tới của BHXH tự nguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện có thể chủ động lựa chọn mức đóng.

Mức đóng thấp nhất bằng 22% mức thu nhập do người lao động lựa chọn (tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn theo từng giai đoạn, từ năm 2021 về trước là 154.000 đồng/người/tháng, giai đoạn 2022-2025 là 330.000 đồng/người/tháng).

Mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 1,49 triệu đồng/người/tháng).

Trong quá trình đóng, tùy từng đối tượng, người đóng được Nhà nước hỗ trợ 10%, 25% và 30% mức đóng. Đáng chú ý, người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng tiền hằng tháng, hằng quý, sáu tháng, hằng năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm.

Thậm chí, những người tham gia BHXH bắt buộc, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện và lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu (trước đây, trường hợp này chỉ được hưởng BHXH một lần, khiến họ chịu nhiều thiệt thòi).

Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, trong trường hợp không tiếp tục tham gia, nếu có yêu cầu, người dân được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH tự nguyện. Khi người tham gia không may qua đời, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở.

“Những quy định thông thoáng này tạo tiền đề để nhiều người dân có thể tham gia BHXH tự nguyện, qua đó được tiếp cận, thụ hưởng, bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội khi về già”, ông Trần Đình Liệu nhấn mạnh.

Hiện thực hóa giấc mơ có lương hưu

Có thể thấy, mong muốn được nhận lương hưu, ổn định cuộc sống khi về già nên lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện là chia sẻ của nhiều người dân để được hưởng trợ cấp, có lương hưu, ổn định cuộc sống sau này.

Nhiều lao động phi chính thức lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện, để hiện thực hóa ước mơ có lương hưu. Ảnh: CVT

Thêm vào đó, mức đóng của BHXH tự nguyện rất đa dạng, tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình để tham gia. Phương thức đóng cũng linh hoạt, có thể đóng 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm, 5 năm…

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi đời; được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng, không phải đóng tiền nhưng vẫn được cấp thẻ BHYT với mức thanh toán đến 95% chi phí khám chữa bệnh khi chẳng may bị ốm đau, bệnh tật; nhân thân được nhận chế độ tử tuất, mai táng phí.

Vì thế, đến nay đã có nhiều lao động phi chính thức lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện, để hiện thực hóa ước mơ có lương hưu, ổn định cuộc sống sau này.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nước ta hiện có hơn 51 triệu lao động, trong đó gần 20 triệu người làm việc trong khu vực kinh tế chính thức (có hợp đồng lao động). Số còn lại làm những công việc không có hợp đồng lao động (khu vực kinh tế phi chính thức).

Dưới góc độ quản lý, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho rằng, không phải lao động tự do nào cũng có khoản tích lũy. Hơn nữa, họ thường làm công việc giản đơn, thu nhập thấp và dễ bị mất việc.

“Tiền lương bình quân của nhóm lao động chính thức hiện nay khoảng 6,7 triệu đồng/người/tháng, còn tiền công của nhóm lao động phi chính thức khoảng 4,4 triệu đồng/ người/tháng. Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lao động tự do bị ảnh hưởng về việc làm nhiều hơn so với khối lao động chính thức...”, ông Thanh cho hay.

Ngoài ra, một vấn đề khác cần quan tâm là, đại đa số lao động khu vực kinh tế phi chính thức chưa tham gia BHXH. Theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Đào Việt Ánh, lao động làm nông nghiệp, làm công việc tự do có thể tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, thẻ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe... Thế nhưng, đến thời điểm cuối tháng 5/2022, chính sách BHXH tự nguyện mới bao phủ hơn 2% lực lượng trong độ tuổi, tương ứng gần 1,3 triệu người tham gia.

“Trong khi đó, cùng thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc ở khu vực kinh tế chính thức đạt khoảng 80%, tương ứng hơn 15,4 triệu người tham gia...”, ông Đào Việt Ánh nói.

Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện năm 2022, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác, phát triển người tham gia như: Chú trọng rà soát, phân loại người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình theo địa bàn cấp xã để thực hiện các phương pháp, nội dung, hình thức truyền thông cho phù hợp; trong đó tập trung truyền thông sâu rộng về những giá trị, lợi ích các chính sách đem đến cho người dân...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm