Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ sạt đá ở An Giang: Không phải do nổ mìn phá đá làm đường

Thứ ba, 08/05/2012 - 20:14

Đoàn kiểm tra xác định điểm tảng đá lớn lăn nằm cách xa con đường với khoảng cách chừng 400m. Khu vực này hoàn toàn biệt lập với việc nổ mìn phá đá làm đường trước đây. Do vậy, hiện tượng đá lở có thể do những trận mưa lớn cách đó 2-3 ngày.

Những tảng đá không bám vào đâu này có thể rơi xuống bắt cứ lúc nào nếu không được xử lý.

Sau vụ sạt lở đá kinh hoàng trên núi, chính quyền địa phương cùng Công ty cổ phần Phát triển Du lịch An Giang đã nhanh chóng hỗ trợ đưa các thi thể nạn nhân về quê an táng. Đến 15 giờ chiều qua, thi thể cuối cùng Võ Văn Nhẹ (1980) ấp Long Hoà A, Xã Bàn Long, huyện Châu Thành, (Tiền Giang) một trong 6 nạn nhân xấu số đã được an tán tại phần đất nhà yên ấm.

Tìm ra nguyên nhân lở đá

Sau một ngày xảy ra vụ sạt lở tảng đá lớn, phía Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang và Công ty TNHH Hữu Duẩn đã có chuyến khảo sát hiện trường tại đầu điểm lăn của tảng đá. Ông Lý Thanh Sang, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang, cho biết, điểm tảng đá lớn lăn nằm cách xa con đường với độ lài khoảng 400m. Khu vực này hoàn toàn biệt lập với việc nổ mìn phá đá làm đường trước đây.

Do vậy, hiện tượng đá lở có thể do những trận mưa lớn cách đó 2-3 ngày, nước mưa âm ỉ xói mòn nên làm bứt chân nền đá. Khi tảng đá lớn lăn kéo theo hàng loạt những tảng đá nhỏ hơn tuồn xuống, gây ra hiện tượng sạt lở hải hùng chưa từng có. Đây là hiện tượng thiên nhiên nên không thể nào lường trước được tai nạn thương tâm…

Theo các nhà chuyên môn khảo sát chuyến thực tế tại nơi điểm đá lăn vừa qua, cũng cách gần đó có nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm cheo leo trên vách núi. Nếu không kịp thời đề ra giải pháp cấp bách và lâu dài, cộng hưởng với thời tiết mưa giông, nguy cơ sạt lở đá tiếp tục sẽ không tránh khỏi.

“Các tảng đá “mồ côi” trên núi nằm chênh vênh còn nhiều lắm! Vì vậy, cần có kế hoạch vét lại nhiều tầng thì mới hạn chế được việc sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của khách du lịch cũng như cư dân trên núi Cấm. Sau tai nạn sạt lở vừa qua, tình hình hoạt động du lịch của công ty đã giảm súc rất nặng. Công an địa phương cũng đã tiến hành đặt bảng cấm tại các chốt cũng như ngay nơi sạt lở…”- ông Lý Thanh Sang nói.

Ông Nguyễn Văn Ban, phó ban quản tự chùa Phật Lớn là người sống trên núi Cấm gần 30 năm nói rằng: “Kinh nghiệm sống cho thấy, các khu rừng trên núi Cấm hiện nay ngoài việc bị khai thác làm củi đốt, trồng rẫy thì vào mùa khô cây rừng khô héo. Do đó, rễ cây rừng chết khô nên không bám vào đá, gây hỏng chân những tảng đá to, tình trạng sạt lở đá là không tránh khỏi. Năm 1983 vào mùa mưa cũng tại Vồ Cứu Nạn đã xảy ra vụ sạt cát đá, cây cối đổ tuồn xuống núi, tôi chứng kiến cảnh ấy còn rùn rợn hơn bây giờ. Nhưng hồi ấy, ít người sống trên núi nên không xảy ra tai nạn thương tâm”.

Ngay trong ngày 8/5, công ty Hữu Duẩn đã cho 20 công nhân đến hiện trường khẩn trương dọn dẹp

Đảm bảo cho thầy cô, học sinh đến lớp an toàn

Trên vách sạt, đoàn kiểm tra ghi nhận được vật liệu còn lại là hỗn hợp đất, đá và một số tảng đá còn vướng lại tại một gốc cây và trên bề mặt trước. “Theo nhận định ban đầu, sạt lở đá là do bề mặt các tảng đá bị “phong hoá” kết hợp với vật liệu bên dưới để kết dính và chịu lực giữ tảng đá lại là hỗn hợp đất đá. Do vậy, sau một thời gian đào xói, rửa trôi của nước mưa chảy tràn tự nhiên làm cho bề mặt không còn ổn định nên xảy ra hiện tượng sạt lở đá nghiệm trọng đến như vây” - Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tịnh Biên vấn đề cấp bách là di chuyển các khối đá sạt trượt nằm lại trên đường và các tảng đá đã lăn xuống chân núi đến nơi an toàn Về vấn đề này Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, Ngô Hồng Yến yêu cầu ông Nguyễn Hữu Duẩn, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Duẩn thi công công trình, gấp rút hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Song song đó, UBND tỉnh cũng đã chấp thuận giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn tiến hành khảo sát, kiểm tra tại các khu vực có đông dân cư sinh sống ở một số đồi núi trên địa bàn tỉnh An Giang.

Ngoài ra, Ủy ban tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm đến việc đi lại của các thầy cô, học sinh đang dạy và học dưới chân núi nên giao cho UBND xã An Hảo cần nhanh chóng thống kê lại số lượng em học sinh, thầy cô để bố trí hỗ trợ nơi ở, giúp các em học sinh an tâm, có thể tập trung vào kỳ thi cuối năm, nhằm đạt kết quả tốt.

Sáng ngày 8-5, Ông Nguyễn Hữu Duẩn, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Duẩn Còn cho biết: Sẽ huy động 20 người dàn hàng ngang chẻ đá theo trình tự từ trên xuống dưới. Đối với những tảng đá lớn, lực lượng chuyên sẽ dùng khoan đục ra thành từng mảnh nhỏ chở xuống núi. Riêng tảng đá “khổng lồ” nằm gần tấm taluy, công ty dùng cobe quấn dây thép chẻ từng thớ đá một, tránh đá rớt xuống vực thẩm ảnh hưởng đến người dân trong quá trình thi công”.

Ông Duẩn nói thêm, ngành chức năng cần khảo sát lại những vách đá núi còn lại và thuê chuyên gia đưa ra giải pháp điều chỉnh căn cơ hơn. Thời gian thi công công trình mất khoảng nửa tháng, do đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công tác du lịch và đời sống của người dân.

(Theo Dân trí) 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm