Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/03/2017 - 11:01
(Thanh tra)- Không có doanh nghiệp (DN) nào dám coi thường pháp luật, coi thường dư luận khi phía sau không có một thế lực chống lưng. Nhiều năm nay, hàng loạt các DN vi phạm các quy định về xây dựng không phải ban giám đốc của các đơn vị này thiếu hiểu biết về pháp luật, thậm chí họ rất giỏi về luật. Do vậy mới có chuyện lách luật. Thông thạo về luật pháp, nhưng nhóm đối tượng này lại không chấp hành các quy định của pháp luật. Nhân dân ta có câu nói nôm na: “Làm liều”.
Xây 40 biệt thự trái phép ở Đà Nẵng bị xử phạt....40 triệu đồng. Ảnh: Dân Trí
Câu chuyện 40 biệt thự chưa có giấy phép đã xây dựng ở Đà Nẵng, một thành phố năng động bậc nhất miền Trung và cũng là thành phố được đánh giá cao về kỷ cương phép nước. Điều này đang dấy lên lo ngại lớn về cố ý làm liều của DN.
Vì sao DN lại dám làm liều như vậy? Câu trả lời rất đơn giản và rất chuẩn xác đó là: Có làm liều thì dự án mới đưa đến lợi nhuận tối đa. Trích một phần của lợi nhuận đủ để “sửa sai” cho việc làm liều. Đó là lý do công trình nhà 8B Lê Trực quận Hoàn Kiếm- Hà Nội vừa phình to, vừa vươn cao để có thêm 6.000m2 sàn sử dụng so với giấy phép. Một m2 sàn ở đây có giá cả trăm triệu đồng. Lợi nhuận như thế người ta sẵn sàng “mở mắt” làm liều. Biết bao nhiêu văn bản từ quận, thành phố lên tận Chính phủ nhưng công trình vẫn “trơ trơ” bên Quảng trường Ba Đình. Hàng loạt các công trình xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh cũng vượt chuẩn, hiện đang bị thanh tra và kết luận...
Bàn về việc để có trật tự mới cho lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng đã có nhiều hội thảo. Nhiều chuyên gia về xây dựng quản lý kinh tế thống nhất nhận xét: Các DN thực hiện phương châm “tiền trảm, hậu tấu”. Khi cơ quan chức năng phát hiện vào cuộc điều tra thì vụ việc nóng đặt trong trạng thái “sự đã rồi” để điều chỉnh, uốn ắn, bổ sung cho phù hợp quy trình. Xưa nay chưa có công trình lớn sai phạm mà lại phải đập bỏ hoàn toàn. Người ta vin vào cớ: Tiền của DN cũng là tiền của nhân dân, đập bỏ là lãng phí trong khi đất nước vẫn còn nghèo và bao nhiêu công sức của người lao động…Đó là lý do hầu hết các công trình sai phạm từ trước đến nay vẫn tồn tại, nếu có điều chỉnh cắt bỏ thì cũng chỉ là một phần không đáng kể. Phần cắt bỏ không đáng kể đó chính là cắt bỏ chỉ một phần lợi nhuận nhỏ mà thôi.
Câu chuyện DN làm liều, “tiền trảm, hậu tấu” là căn bệnh trầm kha cho đến nay vẫn chưa có những liều thuốc đặc trị.
Ai là người đầu tiên phát hiện ra sai phạm của dự án này? Một người câu cá đi qua khu vực đã phát hiện và đã chuyển thông tin cho các nhà báo. Một số người dân trong khu vực đã tiết lộ như vậy. Nếu đúng sự thật, thì thử hỏi Ban quản lý rừng ở đâu? Cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường Thọ Quan, quận Sơn Trà, Cảnh sát môi trường… có bị ai đó bịt mắt mà không nhìn thấy sự việc? Thêm một lần nữa cho thấy vai trò giám sát của nhân dân vô cùng quan trọng. Cách đây 2 ngày, đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra phát hiện dự án đang xây dựng các hạng mục của 40 khối nhà biệt thự chưa được cấp phép và yêu cầu Công ty cổ phần biển Tiên Sa dừng thi công các hạng mục ngoài giấy phép. Câu hỏi được đặt ra: Dự án được khởi công từ năm 2008, nhưng đến nay mới tiến hành làm phần móng. Do đâu có tiến độ “rùa bò” như vậy? Theo một số nhận xét của giới kinh doanh bất động sản, họ thực hiện dự án chậm để chờ đến thời điểm này thiết kế công trình không phù hợp với quy hoạch hiện đại khi đất ở đây không còn là đất rừng đặc dụng nữa để xin điều chỉnh quy hoạch. Khi chưa có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã làm 40 đế móng! Rõ ràng DN đã “ém quân” để chờ thời!
Xử lý sai phạm công trình, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các hồ sơ về xây dựng trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những sai phạm trong quá trình thi công kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu chuyện 40 biệt thự chưa có giấy phép đã xây dựng trên núi Sơn Trà- Đà Nẵng đang được nhân dân Đà Nẵng và cả nước quan tâm. Kết cục câu chuyện có cùng số phận của biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang xây trên rừng đặc dụng Nam Hải Vân? Xin được chuyển đến cơ quan chức năng TP Đà Nẵng sự chờ đợi thông tin của đông đảo bạn đọc.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC