Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

​“Vi-rút chủng mới lây lan rất nhanh, chúng ta cần hành động nhanh hơn”

Hương Giang

Thứ sáu, 29/01/2021 - 21:48

(Thanh tra) - “Tinh thần là nhanh chóng dập dịch hiệu quả trước Tết”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu cả hệ thống phải vào cuộc đồng bộ, trong đó đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, truy vết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống COVID -19.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TN

Cuối giờ chiều 29/1, tại phòng họp bên trong Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình - nơi đang diễn ra Đại hội XIII của Đảng - Thủ tướng triệu tập họp khẩn lần 2 về phòng chống COVID -19 sau khi ghi nhận thêm 53 ca mắc trong cộng đồng.

Sau khi nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID -19, các cơ quan chức năng, đặt biệt là Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch.

“Nhanh chóng dập dịch hiệu quả trước Tết”

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, vi-rút chủng mới lây lan rất nhanh, cần hành động nhanh hơn, xét nghiệm nhanh trên diện rộng, thần tốc truy vết và thực hiện các biện pháp đồng bộ khác để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

“Tinh thần là nhanh chóng dập dịch hiệu quả trước Tết”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu cả hệ thống phải vào cuộc đồng bộ, trong đó tổ chức cụ thể hoá Chỉ thị 05, đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, truy vết và thực hiện nghiêm các biện pháp đã thảo luận hết sức cụ thể.

Ban Chỉ đạo quốc gia, các địa phương, các ngành đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch.

“Tất cả chúng ta tiếp tục thực hiện chiến lược đã từng mang lại hiệu quả và uy tín cho Việt Nam. Đó là, lấy phòng dịch làm ưu tiên, khoá chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trọng và chữa trị hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông đốc thúc, các cấp, ngành bám sát tình hình, chuẩn bị tất cả các kịch bản, các tình huống, các giải pháp để đối phó với làn sóng mới lây lan COVID -19, nhất là chủng vi - rút mới.

“Cuộc họp hôm nay không chỉ nói với Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng mà các tỉnh phải nâng cao cảnh báo, cảnh giác phòng dịch để kiềm chế tốc độ lây nhiễm, phát hiện và chặn đứng tốc độ lây nhiễm trong thời gian sớm nhất”, Thủ tướng nêu rõ.

Trên cơ sở đó, cần đảm bảo xét nghiệm nhanh trên diện rộng đối với tất cả những người có triệu chứng và những người tiếp xúc gần người bệnh, kể cả những khu vực có nguy cơ cao như sân bay, bệnh viện…

Tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý kích hoạt bệnh viện dã chiến, đào tạo tập huấn lại cho các nhân viên y tế, bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế để điều trị cả bệnh nhân COVID -19, và những bệnh nhân khác.

Sớm trình phương án sản xuất, mua vắc - xin

Theo yêu cầu của Thủ tướng, những địa phương có ca nhiễm mới trong cộng đồng cần thực hiện giãn cách xã hội đối với những khu vực có nguy cơ cao.

Còn khoanh vùng bao nhiêu là vừa phải, Thủ tướng đề nghị chủ tịch UBND địa phương sau khi thống nhất với cấp uỷ và Bộ Y tế quyết định hợp lý, chặt chẽ, không nên làm quá rộng, làm tê liệt hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn, nhưng không làm quá hẹp để lây nhiễm lan ra.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh lại tinh thần mục tiêu “kép” tiếp tục thực hiện nhưng ưu tiên bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

“Chúng ta phải có mọi biện pháp cần thiết để an lòng dân cả vùng dịch và vùng không có dịch”, Thủ tướng lưu ý, các địa phương, các ngành lo an sinh xã hội, đặc biệt là lo Tết cho người dân, kể cả với người đang cách ly.

Ông cũng nêu rõ, chúng ta chống tham nhũng, tiêu cực nhưng không được ngăn cản, làm chậm trễ việc mua vật tư, thiết bị y tế để phòng, chống dịch.

“Chống dịch như chống giặc mà để chậm nghĩa là sao? Giá cả phải được công khai, không được tham nhũng, tiêu cực nhưng phải mua bán kịp thời để phục vụ cho người dân”, Thủ tướng nói.

Liên quan đến vấn đề vắc - xin, Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng phụ trách và Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng phương án sản xuất và mua vắc - xin để trong quý 1 bảo đảm quyền lợi đúng mức cho người dân trên tinh thần sử dụng ngân sách và xã hội hoá.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, UBND các địa phương tiếp tục chuẩn bị các việc như chuẩn bị cách ly tập trung, không để lây nhiễm; tăng cường chỉ đạo kiểm soát các đường biên giới ở tất cả các tuyến, các điểm mốc (kể cả đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…), không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng.

“Tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng đã được phát động”, Thủ tướng nhấn mạnh, “khẩu hiệu chống dịch như chống giặc vẫn còn nguyên giá trị”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

(Thanh tra) - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Các tác phẩm tham dự Giải được đăng trong thời gian từ ngày 1/5/2023 đến ngày 30/5/2025 trên các loại hình báo in và báo điện tử của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; thời hạn nhận bài từ ngày 24/11/2024 đến hết ngày 10/6/2025.

Thái Hải

11:24 22/11/2024
Năm 2025, tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

(Thanh tra) - Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở ổn định và kiên cố hơn.

Ngọc Phó

10:36 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm