Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/05/2016 - 06:23
(Thanh tra)- Những cái tên: Vinashin, Vinalines… chưa kịp xưa cũ trong trí nhớ của nhiều người dân, thì nay nhiều “ông lớn” khởi đầu rất hoành tráng và phong độ, mới được vài năm thì đứng trước nguy cơ chết yểu.
Dang dở dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng. Ảnh: Vietnamnet
Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư, dự kiến ban đầu chỉ gần 4.000 tỷ đồng, nhưng sau chọn nhà thầu Trung Quốc và yêu cầu tăng vốn trên 8.000 tỷ đồng. Nhà thầu Trung Quốc nhận 93% tiền thiết bị rồi bỏ dở công trình 4 năm nay. Ngang ngược là: Nhà thầu Trung Quốc yêu cầu ta phải bồi thường “thiệt hại”, nếu nhà thầu trở lại làm việc thì phải tăng mức đầu tư thêm gần 1.000 tỷ để đạt con số trên 9.031 tỷ đồng. Điều đáng nói, những hạng mục đã làm thì vừa dở dang, vừa xuống cấp. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công Thương thành lập tổ công tác thuê tư vấn độc lập đánh giá toàn diện dự án, có cả phương án bán dự án, bán TISCO hoặc kêu gọi các DN góp vốn đầu tư. Niềm tự hào là cái nôi của ngành Thép Việt là vậy sao?
Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm trên 75% vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Kể từ khi mẻ sản phẩm ra lò đầu tiên đến nay, sản phẩm khó bán do chất lượng có vấn đề và giá cả khó cạnh tranh, nhà máy đã tạm dừng hoạt động.
Nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) làm chủ đầu tư với số vốn gần 11.000 tỷ đồng. Theo tính toán, khi nhà máy đi vào hoạt động thì chịu lỗ 3 năm đầu, nhưng nay sang năm thứ 4 vẫn lỗ 370 tỷ đồng. Sang nửa năm 2016 thì có 400 cán bộ công nhân trong số 1.000 người đã nghỉ việc và đã lỗ 2.000 tỷ đồng trong 4 năm! Nguyên nhân là do giá thành chi phí cao, sản phẩm không cạnh tranh được với hàng nội và hàng ngoại.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tài chính: Hiện tại, sức khỏe của các “ông lớn” đã bước sang giai đoạn nguy cấp, chính vì vậy các “bệnh nhân đặc biệt” này đều phải tuân thủ một quy trình “hội chẩn” nghiêm ngặt và kỹ càng đó là: Cần đánh giá toàn diện, đầy đủ lại dự án, tính toán lại hiệu quả, phân tích khả năng phục hồi để lựa chọn một trong hai giải pháp: Tiếp tục cứu hay để chết?
Bình tĩnh và sẵn sàng chấp nhận việc bán nhà máy cho các thành phần kinh tế khác để có một ban quản trị mới điều hành hiệu quả.
Cũng theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế đầu tư giầu kinh nghiệm thì, các nhà máy nói trên đều có chung một nhóm nguyên nhân, máy móc cũ, công nghệ chưa thật sự tiên tiến, chi phí đầu vào cao, trình độ quản lý điều hành kém… dẫn đến chất lượng sản phẩm và giá cả không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước ngày 1/7/2016, kết quả rà soát, tư vấn độc lập đánh giá toàn diện dự án, các phương án bán hoặc kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào TISCO phải được báo cáo Chính phủ.
Tuy vậy, bức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư của các “ông lớn” DN Việt Nam vẫn có những gam màu tươi sáng để chúng ta tin về cách làm hay, làm giỏi của những cá nhân, tập thể để học tập, đó là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) dự kiến thanh toán cổ tức cho các nhà đầu tư trong năm nay lên đến 6.400 tỷ đồng, “đại gia” thép Tôn Hoa Sen 330 tỷ đồng, Công ty Nhựa Bình Minh 273 tỷ đồng…
Xét về mặt quản lý vĩ mô, đến bây giờ chúng ta mới xác định được vai trò to lớn của khối DN nhỏ và vừa. Điều đó đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi gặp mặt trực tiếp và trực tuyến cộng đồng DN Việt Nam vừa qua: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển”. Đúng vậy, khoản tiền đầu tư của một DN như xơ sợi Polyester Đình Vũ là 7.000 tỷ đồng, nếu “quy đổi” ra DN nhỏ và vừa với mức quy định vốn 10 tỷ đồng trở lên/doanh nghiệp thì ta có thêm 700 DN nhỏ và vừa, sẽ tạo được bao nhiêu việc làm cho vùng sâu, vùng xa, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho các địa phương. Giải quyết số phận của các “ông lớn” sẽ có bài học đắt giá cho việc cơ cấu, đối xử lại với các thành phần kinh tế đất nước.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T