Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/06/2013 - 09:27
(Thanh tra)- Đó là điều không phải bàn trong lĩnh vực dịch vụ. Nhanh, tốt, chất lượng cao, giá cả hợp lý, tiền nào của ấy, không chê vào đâu được… Nhiều ngành, nhiều nơi đạt điểm 10/10, hoặc 100/100. Tuy nhiên, lâu nay, người dân cứ ì xèo về bệnh viện (BV), bến xe, bến tàu…
Trước đó, thời kỳ bao cấp thì càng tệ, vấn nạn tham nhũng, cửa quyền, hách dịch gần như lan khắp, bén rễ sâu vào các cửa hàng, dịch vụ: Thực phẩm, lương thực, ăn uống, hải quan, cửa khẩu, hộ khẩu, thuế vụ, thi cử, chuyển công tác…
Có đổi mới, ta xóa được cơ chế quan liêu bao cấp. Khi nhập vào “kinh tế thị trường”, chúng ta cũng đã xóa được bao nhiêu phiền phức do cơ chế, do chiến tranh để lại, do nghèo nàn, lạc hậu tạo ra. Đổi mới cũng đưa ta tới “thế giới phẳng”, hội nhập, thông tin nhiều chiều, minh bạch, công khai, đối thoại, chất vấn; tạo được sự bình đẳng, công bằng, văn minh hơn trong các dịch vụ, trong quan hệ trên dưới, trong ngoài. Đất nước ngày càng hội nhập sâu hơn trong kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, giao thông… Vì thế, nền hành chính cũng đỡ “hành dân” hơn, nhanh hơn, gọn hơn, thuận tiện hơn.
Nhìn thấy rõ, sớm nhất là trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm, lương thực… Nhà nhà làm kinh tế, nhà nhà sản xuất, nhà nhà cung cấp dịch vụ, cửa hàng… Thuế cũng thu được nhiều hơn, sản xuất thì ngồn ngộn thóc lúa, sản phẩm hoa quả, rau màu, máy móc nhiều, phương tiện nhiều hơn, do sức lao động được giải phóng, tự do phát triển…
Hãy nhìn, nghe các phiên chất vấn các Bộ trưởng trên truyền hình, truyền thanh, trên báo chí, trong các kỳ họp Quốc hội, càng làm cho từng ngành lo lắng hơn, có trách nhiệm hơn trong việc giải trình, củng cố, có kế hoạch và phương pháp tháo gỡ, để hoàn thiện hơn việc phục vụ nhân dân.
Ngành Giao thông từng bước đã làm tốt hơn việc mở mang đường sá, tăng cường phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách. Các thành phố lớn đã thoát dần nạn ùn tắc giao thông nhờ giải pháp cầu vượt, đường tránh, đường vành đai. Tuy nhiên, bất cập hiện tại là tai nạn giao thông nhiều, nghiêm trọng, dù Bộ đang tập trung thanh tra, kiểm tra mạnh các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm kiểm định chất lượng xe, lái xe… Từng bước, làm rõ, khắc phục chất lượng các tuyến đường, các “điểm đen” về giao thông, tăng cường biển báo, phạt nặng xe quá tải, quá khổ, xe phóng nhanh,vượt ẩu…
Tại ngành Y tế, việc khám, chữa bệnh (KCB) đang có nhiều vấn nạn. BV tư nhiều, chất lượng thấp, thu tiền cao, dân kêu nhiều. Việc kiểm tra, kiểm soát phải thường xuyên, phải nghiêm minh hơn. Để làm tốt hơn nữa việc phục vụ nên chăng cần thấm nhuần trách nhiệm phục vụ.
Phải thấy rằng: Y đức là hàng đầu, nhưng việc nuôi sống bác sĩ, bồi dưỡng và phát triển y đức lại càng cần hơn, quan trọng và lâu dài! Vì thế, nhiều BV đã áp dụng cơ chế thị trường để phục vụ tốt nhất tất cả các nhóm bệnh nhân, giảm tải BV lớn, lấy thu bù chi; lấy cấp tốc, nhân đạo là vạch xuất phát, đồng thời cũng là mục tiêu. Nhờ thế, trên các mạng truyền thông đã có nhiều tin bài kêu cho BV, đòi hỏi dư luận phải công tâm, công bằng, phải thấy được sự hợp lý trong việc KCB hiện nay. Không thể để bệnh nhân ngồi chờ đợi KCB, đến BV mà không được phục vụ chu đáo. Bệnh nhân cần có phòng, có ngay. Cần cấp cứu, mổ xẻ, làm ngay. Cần điều trị tích cực có ngay. Có tiền để chữa bệnh ngang với nước ngoài, có công nghệ hiện đại, BV không nề hà. Bệnh nhân nghèo, KCB theo chế độ bảo hiểm, OK! Cần đa dạng hóa việc KCB trong một BV trong khi kinh tế khó khăn mà không vi phạm y đức! BV cần có những quy định hợp lý để phục vụ tốt nhất yêu cầu của người bệnh mà các khoa phòng, bác sĩ, nhân viên y tế sống khỏe. Đừng bao giờ cứng nhắc mà mang vạ! Các loại hình trong BV hợp lý, khoa học sẽ cứu các BV thoát khỏi quá tải và thái độ phục vụ thờ ơ!
Chúng ta đã thấy nhiều trường đại học, cao đẳng những năm qua đã tạo nên các tuyệt chiêu như thế và hơn thế. Vì “hơn thế” nên chúng ta có đội ngũ rất lớn cử nhân về ngân hàng, kế toán, kinh doanh… thừa. Đó là cuộc đua tốc độ giữa hệ mở, hệ chính quy, tại chức và dân lập… Thu hoạch, lợi nhuận đã được chia năm sẻ bảy, giữa người ký, ban giám đốc, lãnh đạo khoa, trường và người dạy; còn người học với mớ kiến thức ôm đồm, nặng nề nay lê bước về đâu? Xin việc ở đâu đây? Vậy là, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thiếu chặt chẽ, thiếu kế hoạch trong thanh tra, kiểm tra, trong dự báo! Phải chăng, các thầy giáo quá thương nhau và quá tôn trọng nhau?
Điều này cũng cảnh báo các “văn phòng một cửa” đang được coi là mốt, nhưng chậm chạp và tiêu cực đang “hành dân”. Các trụ sở tiếp dân, các ban bạn đọc của báo chí từ Trung ương đến địa phương cũng rất cần đổi mới cung cách làm việc để vừa hiệu quả, năng suất và không mất lòng dân! Dĩ nhiên, phục vụ là mệt, là vất vả, trong khi cơ chế, chính sách đang ở rất cao, nhưng thái độ phục vụ, vì dân phục vụ quả là vô giá, thật sự cần thiết, lãnh đạo nên thật sự quan tâm!
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC