Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tận diệt thủy sản trong lũ

Thứ tư, 24/10/2012 - 14:07

(Thanh tra) - Vùng Đồng Tháp Mười vốn dồi dào nguồn thủy sản. Những năm gần đây, nguồn thủy sản ở đây khan hiếm, không còn dồi dào như trước bởi tình trạng người dân sử dụng các phương tiện đánh bắt kiểu tận diệt để bắt cả cá mẹ lẫn cá con, dẫn đến bắt thì ít, diệt thì nhiều…

Một bộ xung điện trên ghe cào “tận diệt” thủy sản

Tại một cánh đồng ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, thật khó mà có thể đếm được hết có bao nhiêu… được dựng lên để bắt cá tôm.

Trạm thủy sản huyện Hồng Ngự cho biết, tất cả những dụng cụ đánh bắt này đều sử dụng lưới cước, và như vậy là sai quy định. Đêm xuống hoạt động khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt còn diễn ra rầm rộ hơn với hàng loạt ghe cào sử dụng lưới đánh bắt mắt nhỏ, thậm chí sử dụng cào điện, xuyệc điện để tổ chức đánh bắt tất tần tật các loại thủy sản.

Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức 20 đợt kiểm tra với 200 phương tiện khai thác thủy sản, phát hiện 109 trường hợp vi phạm.

Chủ một ghe cào, Trần Văn An, khi được hỏi đã không giấu diếm: “Dù biết là dùng lưới dày để cào thủy sản là bị cấm. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo, không có đất canh tác, mùa nước cũng không làm thuê làm mướn gì được, nên cứ làm đại để kiếm sống”. Anh Hồ Văn Hữu, một chủ ghe cào khác thì nói, nếu dùng lưới thưa thì không bắt được cá nhỏ, biết là cào lưới dày là vi phạm, nhưng cảnh nước lũ không có việc làm nên cứ làm đại cái nghề này…

Như vậy có thể thấy, hầu hết các trường hợp vi phạm đều nắm được quy định của pháp luật, nhưng vẫn cứ tiến hành khai thác kiểu tận diệt, gây ảnh hưởng lớn đến mội trường. Cụ thể, sản lượng tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp giảm trung bình từ 5 - 6 ngàn tấn mỗi năm, từ trên 20 ngàn tấn vào năm 2000, đến nay chỉ còn trên dưới 14 ngàn tấn.

Được biết toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có trên 460 phương tiện hành nghề lười cào, trong đó có khoảng  420 chiếc chưa đăng ký, và sử dụng cào điện bị cấm.

Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp, Dương Thọ Tường cho biết, vì Chi cục không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, nên Chi cục thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục đối tượng là chính, vì hầu hết họ là nông dân nghèo. Ngoại trừ một số trường hợp vi phạm khi bị phát hiện mà chống đối thì mới xử lý theo pháp luật.

Khai thác thủy sản trong mùa nước nổi là một kế sinh nhai của hầu hết bà con. Tuy nhiên, việc sử dụng cào điện, xuyệc điện và các kiểu đánh bắt kiểu tận diệt khác sẽ có tác hại rất lớn. Điều này không chỉ làm giảm nguồn lợi thủy sản trong tương lai, mà còn tạo ra nhiều tác động đến môi trường. Theo các nhà khoa học, hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng lên chính sinh kế của chính người dân địa phương trong một tương lai không xa.

Ngư dân đang khai thác thủy sản theo hướng tận diệt

Tại vùng lũ Long An, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mộc Hóa Võ Hùng Cường cho  biết, vì lợi nhuận trước mắt nên nhiều người dân không ngần ngại sử dụng phương tiện bằng điện để khai thác, đánh bắt thủy sản. Với phương thức sử dụng dàn cào và gắn điện từ nguồn mô tơ phát điện trên xuồng trước lưới, khi quét đến đâu cá lớn, cá nhỏ nổi trắng bụng đến đó.

Các ngư dân ở vùng Đồng Tháp Mười cũng cho biết, dòng điện của cào, xuyệc điện lên đến 220V, thì từ ròng ròng đến các loại cá lớn đều bị tận diệt, con nào dính điện nhẹ không vào lưới, thoát chết thì cũng không thể lớn và sinh sản.

Ông Lê Văn Hải, ở xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng cho biết, trong mùa lũ, nếu sử dụng cào điện một ngày có thể đánh bắt 150 - 200 kg cá lớn nhỏ, thu từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu dùng xuyệc điện, lượng đánh bắt có thể gấp đôi, trong lúc chỉ cần vài triệu đồng là có thể sắm máy móc, dụng cụ đánh bắt cá bằng cào điện, xuyệc điện nên nhiều người không e ngại khi chính quyền địa phương phát hiện, bắt tịch thu phương tiện. Khúc sông, khúc rạch nào mà tối hôm trước có người dùng điện đánh bắt là biết ngay, vì hôm sau cá con nổi trắng lên mặt nước, ai cũng thấy xót xa cho nguồn thủy sản bị diệt.

Anh Hai Bé ở xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, huyện đầu nguồn lũ cho biết, ngày trước lúc lũ mới đổ xuống thì cá ở sông rạch nhiều lắm. Nay đi giăng 100 - 200 mét lưới cả ngày chỉ kiếm được vài ba ký cá, đủ ăn hoặc làm mắm để dành, bởi 2 - 3 năm trở lại đây nhiều người dân sử dụng điện để đánh bắt, các loài thủy sản bị tận diệt, không còn sinh sản như trước.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Long An Nguyễn Văn Cương cho biết, các cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm tra các phương tiện sử  dụng điện đánh bắt thủy sản, nhưng khi phát hiện có đoàn kiểm tra thì các đối tượng chuyển sang địa bàn khác, khi cơ quan chức năng về thì họ lại tiếp tục. Có trường hợp, các đối tượng phi tang đồ nghề xuống sông, chờ cơ quan chức năng về họ lại vớt lên. Một số ghe cào, xuyệc điện còn sử dụng xuồng, vỏ lãi gắn động cơ chạy tốc độ cao, nên việc phát hiện, bắt giữ không đơn giản, trong khi lực lượng kiểm tra mỏng, thiếu phương tiện tuần tra, chính quyền địa phương còn né tránh.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Long An đã xử lý, tịch thu 304 bình ắc quy, hơn 400 bộ kích điện và nhiều phương tiện ghe xuồng, thu phạt gần 400 triệu đồng. Tuy vậy, tình hình vẫn không lắng dịu.

Hiện nay, Chi cục Thủy sản Long An đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ngoài tuần tra, kiểm soát việc đánh bắt của ngư dân ở sông rạch, còn nắm bắt những hộ nào sử dụng điện đánh bắt thủy sản để vận động họ hủy bỏ, hoặc có biện pháp xử lý thu hồi, có chính sách hỗ trợ vốn cho bà con, nhất là những hộ nghèo không có đất sản xuất để chuyển đổi nghề khác, hoặc đánh bắt bằng ngư cụ truyền thống. Chính quyền xã tăng cường công tác quản lý đối với những hộ nuôi cá lồng, cá trong vèo liên kết tiếp tay với các hộ đánh bắt cá bằng điện, thu mua lại cá con chế biến thức ăn để nuôi cá.

Cầm Phong

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm