Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/01/2017 - 06:24
(Thanh tra)- Một kiểm soát viên không lưu ở Sân bay Tân Sơn Nhất cho biết: Nhiều lần chúng tôi phải căng đầu xử lý, khi máy bay từ nhiều nơi bay đến không phận TP Hồ Chí Minh nhưng phải “nối đuôi” lượn nhiều vòng chờ “xếp hàng” mới đến lượt hạ cánh. Hết ca trực lên xe về nhà, ra khỏi sân bay thì người và các loại phương tiện kẹt cứng. Chỉ 3km đường về mà nhiều khi phải hơn cả tiếng mới đến nơi. Đúng là tắc từ dưới đất lên đến cả trên trời!
Giao thông tại các thành phố lớn luôn bị ùn tắc trong những ngày nghỉ lễ lớn
Đó là một trong các lý do để các hãng hàng không khuyến cáo khách hàng phải đến trước giờ bay 3 tiếng. Đi máy bay là để tiết kiệm thời gian, được thư giãn hoặc có giấc ngủ ngon trên “thiên đường” dù chỉ 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ. Ấy vậy mà nhiều khi đường lên trời lại là con đường hành xác!
“Bầu trời” Nội Bài khá hơn “bầu trời” Tân Sơn Nhất tí chút, nhưng đường vào TP Hà Nội thì cũng chẳng khá hơn là mấy. Nhiều người lần đầu tiên đến Hà Nội đã ngộ ra câu nói đùa mà thật: “Hà Nội không vội được đâu”… Hà Nội treo giải thưởng hơn 6 tỷ đồng cho phương án chống kẹt xe. Phương án nào sẽ mang tính khả thi, người dân Thủ đô đang chờ.
TP Hồ Chí Minh có ý tưởng vận chuyển khách ra vào Sân bay Tân Sơn Nhất bằng cáp treo từ Công viên Gia Định. Nghe thì lãng mạn, đầu tư ít tốn kém, xây dựng trong một khoảng thời gian nhanh. Có điều, ý tưởng đã bị phản biện gay gắt bởi phải giải phóng mặt bằng ngay trong khu dân sinh chật chội để xây cột cáp và hàng vạn lượt người mỗi ngày, ngồi trên các cabin đung đưa treo trên đầu cả triệu người phía dưới. Ai dám chắc sẽ an toàn tuyệt đối? Cũng có những phản biện cho rằng đó là trò đùa bởi nhiều người hài hước nói với nhau bằng câu chuyện của nhà Toán học Archimedes “tự tay nắm tóc mà nhấc bổng mình lên” hoặc phải có taxi “bay” mới thoát khỏi dòng người và xe đang kẹt.
Nguyên nhân ách tắc đã trở thành kinh điển đó là: Dự báo không chính xác dẫn đến quy hoạch hạ tầng không đồng bộ với sự phát triển của cư dân đô thị. Giống như chiếc áo vừa may xong, mặc vào đã chật bởi một cơ thể đang phát triển.
Cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang áp dụng các giải pháp: Đưa xe buýt nhanh vào hoạt động, máy bay tăng chuyến bay đêm, giảm giá cước, làm thủ tục xuất cảnh ở ngoài sân bay, cảnh sát giao thông tăng cường “trực chiến” 24/24 giờ… Tuy nhiên, càng gần Tết thì mạng lưới giao thông đường bộ càng như đang đông cứng lại. Vậy 2 TP lớn của cả nước phải cố gắng đến mức nào để dự báo khi người Việt xa quê về ăn Tết tăng hơn năm ngoái, khách du lịch nước ngoài đến thưởng thức Tết Việt cũng tăng?
Một số chuyên gia xã hội học cho rằng, áp lực tăng dân số đã được dự báo trước, bởi đó là điều tất nhiên khi các TP lớn thay đổi theo định hướng kinh tế thị trường. Nhiều năm trước đây chúng ta đã có phương án dời chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường đại học ra khỏi nội thành. Thử hỏi đã có bao nhiêu trường đại học được di dời, nhà máy được chuyển đi? Trên đất cũ lại mọc lên các chung cư cao tầng, siêu thị. Nhiều người vào nội thành, xe tư nhân tăng đến chóng mặt, nhưng đường nội thành chỉ cơi nới, chắp vá… thì việc tắc nghẽn là điều tất nhiên. Giải pháp nào chống ùn tắc cũng phải thay đổi tận gốc rễ hạ tầng thì mới đảm bảo tính khả thi lâu dài.
Nhìn ra nước ngoài, Bắc Kinh, Băng Cốc là những TP lớn cũng kẹt xe như cơm bữa. Vậy nhưng Tokyo và các TP của Nhật Bản hầu như không kẹt xe, bởi hàng chục năm trước, người Nhật đã đầu tư lớn vào giao thông công cộng. Phải trông người mà ngẫm đến mình. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050. Do vậy, phương án giải cứu kẹt xe ở Hà Nội phải vừa đảm bảo nhiệm vụ xử lý nóng, lại vừa phù hợp với lộ trình dài hơi, trong đó việc đầu tư tiền của vào hạ tầng phải kết hợp hài hòa với tỷ lệ mua sắm phương tiện tư nhân, đồng thời tăng cường giáo dục tuyên truyền văn hóa giao thông để người Hà Nội đạt được ý thức tự giác cao, trở thành nét đẹp truyền thống, chấm dứt tình trạng mạnh ai nấy đi như hiện nay.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T