Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Rất nhiều loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm E.coli

Thứ bảy, 11/06/2011 - 22:56

Rau sống, gỏi và các loại thức ăn mới “chín một nửa” tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli. Thậm chí, nhiều loại thực phẩm đóng hộp cũng có thể nhiễm khuẩn.

Thực phẩm đóng hộp cũng có thể nhiễm khuẩn E.coli. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia y tế nhận định, mặc dù dịch E.coli gây tử vong chưa “đặt chân” tới VN nhưng nguy cơ xảy ra dịch luôn thường trực nếu người dân không có thói quen ăn chín, uống sôi.

E.coli ẩn náu khắp nơi


Vi khuẩn E.coli nhóm Enterohaemorrhagic (EHEC) gây xuất huyết đường tiêu hóa, tan huyết và suy thận đang bùng phát tại Đức và một số nước khác. Dịch bệnh đã khiến khoảng 3.000 người mắc và hàng chục trường hợp tử vong. Nhiều quốc gia lo ngại về khả năng phải đối mặt với đại dịch vô cùng nguy hiểm này.

PGS.TS Nguyễn Bình Minh - Trưởng khoa vi khuẩn, Trưởng Labo chuẩn thức quốc gia về vi khuẩn đường ruột (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) cho biết, EHEC là một trong 6 nhóm E.coli gây bệnh ở người. Vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm ở chỗ nó không chỉ gây tiêu chảy mà còn sinh ra độc tố (có tên Sxt) hủy hoại tế bào thận, gây suy thận và dễ dẫn đến tử vong.

E.coli (EHEC) lây truyền qua việc sử dụng thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc qua phân người, gia súc nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi trồng và chế biến thịt gia súc, rau củ quả nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ là điều kiện thuận lợi khiến dịch lây lan nhanh chóng. Thời gian ủ bệnh thường từ 3-8 ngày với các biểu hiện như: đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, có thể nôn và sốt. Trường hợp bệnh nặng có thể có hội chứng tăng urê huyết, tan huyết, xuất huyết đường ruột gây suy thận cấp và tử vong.

Đánh giá về nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli này, PGS.TS Bình Minh cho rằng, dịch bệnh không “loại trừ” quốc gia nào, trong đó có cả VN nếu người dân không chú ý đúng mức đến vấn đề ATVSTP.

Ở nước ta, điều đáng lo ngại là việc giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vẫn còn là vấn đề nan giải. Năm 2010, Cục ATVSTP, Bộ Y tế kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh thú y tại 28 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của 6 tỉnh thành phố và đã tiến hành xử lý 5 cơ sở vi phạm. Đồng thời, Cục lấy 11 mẫu thịt lợn, gà phân tích thì có 4 mẫu nhiễm E.coli vượt giới hạn cho phép.

Qua kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm nhỏ lẻ cũng chỉ ra rằng có đến trên 80% số mẫu dụng cụ bát đũa thìa bị bẩn; trên 85% số mẫu tay người bán hàng bị nhiễm E.coli trực tiếp bốc bún, rau sống, thái lòng, thịt... cho khách ăn. Vì vậy có thể thấy, nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli là nhãn tiền.

Đồ hộp vẫn có thể nhiễm khuẩn

Nhiều người lầm tưởng ăn thực phẩm đóng hộp sẽ đảm bảo an toàn nhưng trên thực tế chúng vẫn có khả năng nhiễm khuẩn E.coli. Lý giải điều này, PGS.TS Bình Minh cho hay, nếu cơ sở sản xuất không tuân thủ nghiêm ngặt quy định ATVSTP cho sản xuất theo dây chuyền công nghiệp (như thanh tiệt trùng cho sữa bò tươi chẳng hạn) thì E.coli vẫn có thể tồn tại. Trên thế giới đã từng xuất hiện những vụ ngộ độc bánh kẹp thịt, bánh Hamburger đóng gói… vì có dính dáng đến nhiễm khuẩn E.coli.

Sẵn sàng chống dịch nếu xảy ra

Dịch E.coli không hề mới lạ, tuy nhiên do bùng phát nhanh và cùng lúc tại nhiều quốc gia nên gây hoang mang dư luận.

Ở VN, hiện Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư chưa ghi nhận mẫu bệnh phẩm nào có liên quan đến nhóm E.coli EHEC này nhưng hoàn toàn có đủ năng lực xét nghiệm, chẩn đoán; sẵn sàng nhân lực vật lực, hóa chất, sinh phẩm thiết yếu… phòng khi có dịch xảy ra.

PGS.TS Nguyễn Bình Minh, Viện VSDT T.Ư.


Bên cạnh đó, những người có thói quen ăn rau sống, gỏi và các loại thức ăn mới “chín một nửa” có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli cao hơn so với các đối tượng khác. Theo PGS.TS Bình Minh, nhiều loại rau củ trồng ở nước ta bị nhiễm khuẩn do nguồn nước tưới tiêu tại ao hồ, sông ngòi phần lớn là ô nhiễm. Đối với E.coli, chỉ cần liều nhiễm trùng rất thấp (khoảng 100 con vi khuẩn) so với các vi khuẩn khác cũng đủ gây bệnh.

Vì vậy, PGS.TS Bình Minh khuyến cáo, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống. Nếu muốn ăn rau sống cần phải trần nước nóng, ngâm nước muối hoặc thuốc tím sát trùng trong vòng 10 phút để hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Hạn chế ăn thức ăn nhập khẩu vì dịch bệnh đang lây lan tại nhiều nước.

Thời điểm nắng nóng như hiện nay là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật phát triển. Chính vì thế, người dân nâng cao giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đề phòng ngộ độc.

LĐO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024
Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm