Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 02/03/2013 - 11:24
(Thanh tra) - Từ 01/3, phí rút tiền nội mạng ATM chính thức được áp dụng với mức cao nhất mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 1.000 đồng/giao dịch. Thế nhưng, nhiều ngân hàng thương mại, sau nhiều năm đấu tranh để được Ngân hàng Nhà nước đồng ý cho thu phí rút tiền nội mạng, nay lại dè chừng nhau vì sợ mất khách hàng.
Chuyện “muốn nhưng… lại thôi” không chỉ có ở ngành Ngân hàng, mà còn có thể thấy ở nhiều khu vực có thu khác nữa. Thái độ từ đòi hỏi đến… lừng khừng không muốn thu vì sợ mất khách hàng, cho thấy một tư dư duy kiểu “bề trên” của nhà kinh doanh, thay vì khách hàng là Thượng đế trong một xã hội dịch vụ.
Thôi thì dù có lừng khừng, nhưng vẫn phải thu cho đúng đòi hỏi và yêu sách kinh doanh. Và cũng chính vì lẽ như vậy nên đến ngày thu phí có thời hiệu, nhiều ngân hàng lại công bố mỗi nơi một biểu phí khác nhau. Ví dụ như Vietcombank sẽ thu phí rút tiền nội mạng ở mức 1.000 đồng/lần giao dịch, đồng thời, giảm mức phí in sao kê đối với chủ thẻ của ngân hàng khác từ mức 1.650 đồng/giao dịch xuống mức 500 đồng.
Trong khi đó một số ngân hàng như VIB sẽ tiếp tục miễn phí rút tiền nội mạng lẫn ngoại mạng cho chủ thẻ trong sáu tháng đầu, từ tháng thứ bảy nếu chủ thẻ duy trì số dư 500.000 đồng trong tài khoản sẽ tiếp tục được miễn phí. Còn OCB cũng miễn phí rút tiền nội, ngoại mạng cho khách hàng trong năm 2013, và năm 2014 nếu có thu thì ngân hàng này khẳng định, mức phí sẽ thấp hơn khung cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Xin để được thu, nay được nhưng sợ mất khách hàng. Vậy là tung chiêu biểu phí để cạnh tranh. Thế nhưng nhìn ở góc độ “thị trường”, sự cạnh tranh này chỉ vì ngân hàng sợ mất khách hàng chứ chưa mang đến tiện ích gì với người tiêu dùng. Bởi lẽ, không nói ra ai cũng hiểu, công nghệ và chất lượng dịch vụ tại các trạm ATM là lý do không còn ai muốn bàn.
Vậy nhưng nếu không thu thì không đủ bù chi. Và trong vô số khoản chi có cái nghe lại tức buồn. Ví như, tiền thanh toán cho tổ chức chuyển mạch 1.100 đồng/giao dịch. Với tư cách là người tiêu dùng… thẻ, xin hỏi cái tổ chức chuyển mạch là của ai, số thu này đi về đâu, giá dịch vụ này ai duyệt…? Cũng nên biết, đến cuối năm 2012, cả nước có trên 54 triệu thẻ. Với số lượng thẻ này số thu của cái tổ chức chuyển mạch không phải nhỏ. Con số này đến nay dường như chưa… minh bạch. Người tiêu dùng cũng nên được biết chứ?
Nhìn từ phía khác của một xã hội tiêu cùng hiện đại, việc lưu tiền qua ngân hàng với hình thức dùng thẻ vừa là đòi hỏi, vừa là yêu cầu tiện ích của các dịch vụ tiêu dùng văn minh. Nói vậy để thấy dùng thẻ thanh toán là phương thức cần khuyến khích. Thế nhưng, sở hữu một cái thẻ “bắt buộc” kiểu như của người lao động tại các khu công nghiệp hiện nay (mỗi lần rút tiền, nhất là vào các dịp cao điểm, có khi phải xếp hàng chờ hàng giờ) hỏi có mấy người thích dùng cái thẻ?!
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải