Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 27/10/2011 - 23:06
(Thanh tra)- Làng giấy Phong Khê (xã Phong Khê, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) vẫn là một trong số những địa phương sản xuất giấy tái chế lớn của cả nước. Điều đáng nói là, hàng trăm người nơi đây đang phải sống trong môi trường có mức độ ô nhiễm được đánh giá là “đặc biệt nghiêm trọng”.
Một trong những “bãi tha ma rác” ở làng Giấy Phong Khê
Nằm trong “danh sách đen” về ô nhiễm
Chỉ tính riêng năm 2010, làng giấy Phong Khê sản xuất, tiêu thụ tới 210.000 tấn sản phẩm giấy các loại, nộp ngân sách 34 tỷ đồng, là xã có đóng góp cho ngân sách cao nhất trong tổng số 19 xã, phường của TP Bắc Ninh. Tuy nhiên, Phong Khê đang là một trong những “điểm nóng” của các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng: Nước thải, khí thải và chất thải rắn. Minh chứng cụ thể là dòng sông Ngũ Huyện Khê đang biến thành một dòng sông “chết”.
Điều đáng nói là, cách đây gần 10 năm, Phong Khê đã nằm trong “danh sách đen” tại Quyết định phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003) cũng chính bởi khả năng tàn phá môi sinh.
“Thủ phạm” trực tiếp đầu độc môi trường ở làng nghề Phong Khê (Bắc Ninh) được cơ quan chức năng điểm danh chính là 85 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và 117 cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở mức đặc biệt nghiêm trọng. |
Theo đánh giá mới nhất từ cơ quan chức năng, làng nghề giấy tái chế Phong Khê hiện có 234 cơ sở đang hoạt động hết công suất. Trong đó, có 56 cơ sở tại cụm công nghiệp Phong Khê 1; 22 cơ sở tại cụm công nghiệp Phong Khê 2 (còn gọi là cụm công nghiệp và dịch vụ thương mại Phong Khê - do Xí nghiệp Giấy Hợp Tiến làm chủ đầu tư); 30 hộ kinh doanh cá thể nằm xen kẽ trong các khu dân cư của thôn Đào Xá; thôn Châm Khê hiện có 9 cơ sở; Ngô Khê có 5 cơ sở. Đặc biệt, trong số 112 cơ sở kinh doanh ở thôn Dương Ổ, có 32 cơ sở đã lấn chiếm đất đai tại khu vực Đồng Ngòi để “tranh thủ” tăng gia!
Theo tìm hiểu của PV, đa phần các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún (mỗi cơ sở chỉ sử dụng khoảng 250 - 300m2 đất). Bên cạnh việc sử dụng người lao động để thu gom các loại giấy phế liệu trong nước, các cơ sở ở đây còn nhập nguyên liệu sản xuất là giấy phế liệu ở tận… nước ngoài.
Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết, hiện, cả làng nghề mới chỉ có từ 2 - 3 cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Khi người dân đang… tự đầu độc mình
Trao đổi với PV, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi Trường Bắc Ninh Trần Quang Huy nói: “Trung bình, các cơ sở sản xuất thải ra bên ngoài khoảng 5.000 m3 nước/ngày đêm. Lượng nước thải đa phần chưa qua xử lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước mặt và nước ngầm với bán kính khoảng 500m hai bên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê…”. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước thải đi xét nghiệm, kết quả phân tích cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với ngưỡng quy chuẩn cho phép. Đơn cử: hàm lượng BOD5 vượt từ 4,5 - 66,3 lần; COD vượt từ 6,2 - 19 lần; chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 17 - 45,6 lần...
Vì nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng nên nhiều gia đình đã phải khoan giếng thật sâu, đồng thời sử dụng thêm nhiều thiết bị lọc nước hiện đại. Tuy nhiên, người dân không yên tâm với chất lượng nước sinh hoạt. Chưa kể, mỗi ngày, họ còn hít phải khí thải độc hại như: SO2, CO… Nguyên nhân do hoạt động sử dụng nồi hơi cung cấp nhiệt cho máy xeo giấy (số nồi hơi này mỗi ngày “ngốn” hết khoảng 500 tấn than). Ngoài ra, các chất thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất không được thu gom mà hầu hết đều bị đem đổ tuỳ tiện ra hệ thống đường làng, ven sông, kênh, mương.
Theo kết quả điều tra từ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, phát hiện trong số 60 - 65 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương thải ra mỗi ngày bao gồm cả chất thải nguy hại. Và cứ thế, mỗi ngày mưa, lượng dầu mỡ, kim loại nặng, hoá chất cứ ngấm dần xuống các ao hồ, ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích đất canh tác xung quanh khu vực sản xuất.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường với gần 160 cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn xã Phong Khê trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện 96% cơ sở không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 138 cơ sở sản xuất do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường (đã tiến hành xử phạt và yêu cầu khắc phục tồn tại, song tiến độ rất chậm - theo báo cáo).
Gần 100 tỷ đồng, liệu có khả thi?
Được biết, năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề sản xuất giấy Phong Khê bằng công nghệ hồ sinh học. Tổng vốn đầu tư của công trình là 1.400.000 đồng (trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 770 triệu đồng đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước và hồ sinh học). Tuy nhiên, đến nay, công trình không hoạt động được do thiếu kinh phí.
Và, mới đây, các cơ quan ban, ngành ở Bắc Ninh lập Đề án “Quy định hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh”, trong đó nêu rõ: “…Việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê là rất cần thiết và cấp bách…”. Theo đó, các cơ quan chức năng cũng đã đề xuất mức hỗ trợ để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung theo tinh thần Nhà nước hỗ trợ 80%, các cơ sở đóng góp 20% tổng kinh phí theo dự án được duyệt. Trước mắt, thực hiện giai đoạn 1 với công suất ước tính là 5.000m3/ngày đêm. Mức đầu tư tạm tính khoảng 98,44 tỷ đồng (trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 78,75 tỷ, các cơ sở sản xuất góp 19,69 tỷ đồng).
Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 29/9 vừa qua, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã nhất trí thông qua Đề án này. Dư luận đang lo ngại, liệu rằng công trình đầu tư tiền tỷ, trong tương lai có lại lâm vào tình trạng… không hoạt động giống như những công trình vốn mang cùng mục đích trước đó…?!
Thái Bình
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải