Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/07/2013 - 07:29
(Thanh tra)- Trước hết phải nói về ngành bao trùm, to lắm, ngành chiến lược của tương lai: Ngành Giáo dục và Đào tạo. Xét cho cùng, đây là ngành có nhiều “tác phẩm”, văn bản gây ồn ào nhất. Vì đụng chạm cũng có, vì sai cũng có, vì trái luật cũng có. Văn phòng Bộ thì gần đây nổi lên “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Trước đây, thì cùng với Thanh tra Bộ là vụ cách chức giám đốc trung tâm chỉ bằng biên bản, ghi trong sổ tay… Đoàn thanh tra ngày ấy thật “hồn nhiên”, nói là làm, không cần họp hành, cứ “tiền trảm hậu tấu”!
Gần đây, báo chí nói mãi đâm chán là chất lượng giáo dục, chất lượng đại trà, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông… Sao không chọn lựa, phân luồng, phân tuyến để hệ phổ thông đến năm cuối có kết quả xuất sắc? Sao đại trà lên lớp, đại trà phổ thông và đại trà tốt nghiệp 100% như hiện nay? Chúng ta đã tiêu hao ngân sách, sử dụng không hết chất xám của giáo viên, làm ảnh hưởng chất lượng lao động của hầu hết thanh niên trẻ. Hệ đào tạo cũng quá nhiều vấn đề về bằng cấp, về nghiên cứu, về trẻ hóa đội ngũ… Nhưng sao chúng ta tuyển chọn đội ngũ quản lý các trường yếu kém đến mức còn nhiều lỗi… chính tả? Nghĩa là, vấn đề của… chưa hết cấp ba. Một trường đại học nổi tiếng như Thái Nguyên mà có đến 700 bằng tốt nghiệp phải thu hồi, thì học sinh và sinh viên: Thật không còn gì để nói!
Nói gì về ngành Kiểm lâm? Rừng còn những đâu? Hay là cứ phải đánh đường lên Tây Bắc, Điện Biên, đứng xếp hàng trước “Rừng Đại tướng” để tưởng nhớ đại ngàn, để mong có phép màu cho rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng bảo tồn quốc gia cũng được như thế! Đơn giản là: Dân tin, cán bộ nghiêm thì rừng lại lên xanh, rừng phủ đất quê hương…
Hiện tại, y tế cũng nhức nhối nhiều vấn đề, đất đai tài nguyên còn tồn đọng nhiều khuyết tật khó giải… liên quan nhiều đến công tác quản lý.
Điều lạ là, lâu nay cứ kêu nhiều về bằng cấp, quản lý đào tạo, phong cấp hàm, danh hiệu cao thấp... Sai đúng còn khó phân giải. Nhưng tại Viện Văn học, một cơ quan nghiên cứu chuyên ngành, toàn tiến sĩ, giáo sư, trên thông thiên văn, dưới tường hết văn chương xứ sở, nước trong nước ngoài, cực giỏi… Vậy mà, vừa rồi các giáo sư cho ra một cuốn sách về văn học dân gian lại xếp trường ca “Đi đánh thần hạn” của nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, viết năm 1970, vào hàng thiên cổ. Nếu xếp vào “thời kỳ đồ đá” thì chắc còn phải bàn nhiều!
Như vậy, việc giáo sư một trường đại học duyệt sai bằng tốt nghiệp có nhiều lỗi chính tả cũng sẽ được châm chước. Vì những người xem chừng “đại thụ” hơn mình mà còn có lỗi rất thường nữa là?
Và, trong công tác thanh tra, dĩ nhiên có rất nhiều loại biên bản, ai ký, người ấy phải chịu trách nhiệm. Vì thế, kết luận thanh tra dù được cắt tỉa thành các báo cáo lên các cấp cao hơn, huyện lên tỉnh, tỉnh lên Trung ương, lên Chính phủ; nhưng gốc của nó là kết luận thanh tra, là các biên bản nhỏ đã được lập, đã được các bên ký xác nhận sự thật của vấn đề. Điều nào cần bảo lưu, điều nào đã thống nhất, điều nào còn phải xác minh, nghiên cứu làm rõ đều được ghi chép rõ vào biên bản, chớ có cho rằng không quan trọng. Pháp luật không tha thứ bất cứ ai vi phạm. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” (Truyện Kiều). Đó là câu thơ nhắc nhở mỗi chúng ta đừng cậy sức tài, địa vị, quyền lực; hãy luôn luôn cảnh giác nhất là với một số quan tham hiện nay.
Đoàn thanh tra, các thành viên có rất nhiều trọng trách, phán hỏi, ghi chép, nắm giữ từ cơ sở gốc nguồn tài liệu, nguồn cơn của sự việc, các vấn đề sai phạm. Cần, rất cần mỗi thành viên thấy rõ vai trò của mình, trách nhiệm tối cao của mình; nếu không có khi 5 - 7 đoàn, 5 - 7 kết luận thanh tra quan trọng đến mấy, cũng thua một căn cứ dù rất nhỏ!
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà