Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Niềm tin

Thứ sáu, 13/04/2012 - 06:53

(Thanh tra) - Vốn đang là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay. Ngân hàng thiếu vốn cho vay, doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, Nhà nước cũng thiếu vốn để trang trải chi tiêu và đầu tư… Trong khi đó, một nguồn lực đáng kể ở trong dân lại chưa có cách huy động.

Tiết kiệm và tích trữ là tính cách, thói quen lâu đời của người Việt. Vàng luôn là tài sản quý được coi trọng. Giữ và dùng vàng trong quan hệ đời sống là đặc trưng của người Việt Nam. Khi có những biến động, bất ổn, nhiều người còn tích lũy và găm giữ loại tài sản này như một cách phòng thân, và bảo toàn tài sản. Tuy nhiên, những năm qua, dù đã rất nỗ lực và đưa ra nhiều cam kết ổn định, nhưng tỷ giá đã liên tục điều chỉnh, lạm phát khiến tiền đồng mất giá.

Chỉ tính riêng vàng tồn trữ trong dân, ước tính đã khoảng 500 tấn. Và hàng tỷ đô-la cũng đang được người dân tích lũy, găm giữ trong két sắt gia đình. Đó là khoản dự trữ quan trọng vô cùng lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác sức mạnh tiềm ẩn này, để giúp ích cho đầu tư phát triển kinh tế nước nhà.

Từ đầu năm, đã có những đề án, kế hoạch tìm cách huy động và khơi thông nguồn vốn này cho nền kinh tế. Bộ Tài chính, rồi Ủy ban Chứng khoán đã bày tỏ quyết tâm khôi phục thị trường chứng khoán trở lại vị thế một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng đề án huy động nguồn lực vàng trong dân…  Về tâm lý, dù đề án huy động vàng đang xây dựng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước là sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia, nhưng vẫn đang được xã hội tiếp nhận một cách e dè.

Tương tự, dù cam kết nhiều chính sách mới, tạo tính minh bạch, chất lượng và thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Nhưng để chứng khoán hồi phục, và xứng đáng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, ngay trong năm 2012 như mong đợi, vẫn mới chỉ là hy vọng.

Câu hỏi, cũng là thách thức lớn trong huy động nguồn vốn trong dân chính là tạo ra niềm tin và hấp dẫn, để người dân thay đổi thói quen, hay đúng hơn là tâm lý đảm bảo an toàn tài chính cá nhân để đưa vàng, đô la, và tài sản khác từ két sắt gia đình vào hệ thống tài chính quốc gia.

Có lẽ vì vậy mà khi nói về việc người dân găm giữ đô-la,  thay vì đổi ra tiền đồng gửi tiết kiệm, hay việc vẫn đổ xô mua vàng bất chấp giá tăng cao... nhiều chuyên gia hay nói đến yếu tố niềm tin.

Niềm tin đó, trước hết là sự ổn định và bảo đảm về giá trị tài sản. Cao hơn là niềm tin ổn định và phát triển của nền kinh tế. Để người dân hiểu rằng, một nền kinh tế ổn định, cuộc sống và tài sản của họ sẽ được bảo đảm, an toàn, mà an tâm “mở két” cá nhân cho nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, khi kinh tế ổn định, triển vọng sáng sủa, niềm tin được củng cố thì chính người dân sẽ tìm kiếm cơ hội, huy động thêm tiền để bỏ ra làm ăn, mà không cần chờ đợi một sự kêu gọi nào.

                    Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất