Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/02/2011 - 10:03
(Thanh tra)- Việc thực hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện (BV) theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong những năm gần đây đem lại một diện mạo mới trong công tác khám chữa bệnh (KCB) phục vụ người dân. Tuy nhiên, không ít nghịch lý cũng đang xảy ra đòi hỏi phải có biện pháp xử lý kịp thời…
Chi trả cao cho các dịch vụ y tế được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đói nghèo. Khảo sát mới đây cho thấy, có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo ở Việt Nam mắc nợ do chi phí KCB, số hộ gia đình nghèo phải vay mượn tiền để chi trả cho điều trị nội trú chiếm tới 67%. Cũng đã có đến 33% hộ dân cho rằng, bệnh tật là lý do chính khiến mức sống của họ bị giảm sút, đẩy họ vào cảnh nghèo đói.
PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, nguồn tài chính quan trọng của BV những năm gần đây là các nguồn chi trả cho các dịch vụ do BV cung cấp, bao gồm chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT) và viện phí trực tiếp. Theo số liệu của Vụ Kế hoạch - Tài chính, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp trong tổng nguồn thu của các BV tăng rõ rệt: Ở tuyến T.Ư tăng từ 23,4% năm 2000 lên 56,56% năm 2007; tuyến địa phương, tăng từ 25,9% năm 2000 lên 48,51 năm 2007. Cùng với đó, tỷ trọng ngân sách Nhà nước cấp cho BV ngày càng có xu thế giảm. Số liệu từ một nghiên cứu tại một số BV tự chủ cho thấy: Năm 2010, tỷ lệ ngân sách cấp cho BV tuyến T.Ư chiếm khoảng 28%; BV tuyến tỉnh khoảng 12% và BV tuyến huyện khoảng 40%.
Một báo cáo gần đây cho thấy, nguồn thu sự nghiệp của các BV chiếm tỷ trọng rất cao ở hầu hết các nhóm BV nghiên cứu (96,8% ở BV tự chủ toàn phần; 72% ở bệnh viện tuyến T.Ư; 81,7% ở BV tuyến tỉnh và 59,4% ở BV tuyến huyện). Điều này thể hiện mức độ tự chủ về tài chính ngày càng cao của các cơ sở KCB công lập.
Ông Tuấn cho biết thêm, tăng nguồn thu từ viện phí là một điều tốt do kết quả của việc thực hiện xã hội hóa, tức là tăng được phần đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, xét về bản chất, nguồn thu từ viện phí trực tiếp càng cao có nghĩa là nguồn tài chính tư càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí y tế của xã hội và tính chất tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế càng thể hiện rõ hơn. Và, đây là một biểu hiện của sự mất công bằng về tài chính y tế.
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, xét trên đại thể, tự chủ tài chính mang lại nhiều điểm lợi cho cơ sở KCB, như làm tăng quyền và trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, nguồn thu tài chính của các đơn vị tăng đáng kể, nguồn thu tài chính của các cơ sở tăng đáng kể, tăng tính cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ… Nhưng, đồng thời, tự chủ tài chính cũng mang lại những thách thức lớn, đó là xu thế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo yêu cầu hơn là theo nhu cầu, dẫn đến nguy cơ chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa y tế, gây ùn tắc quá tải ở BV tuyến trên, coi nhẹ y tế công cộng và phòng bệnh; bệnh nhân trở thành đối tượng để tăng thu: Lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật đắt tiền… dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử với nhóm bệnh nhân không nộp phí trực tiếp làm hạn chế tiếp cận của người nghèo, người sử dụng BHYT; gây chênh lệch lớn về thu nhập và điều kiện làm việc giữa các vùng miền.
PGS.TS Phạm Lê Tuấn cho rằng, đổi mới cơ chế tài chính BV cần được xem xét từ góc độ của toàn hệ thống y tế, của BV và đặc biệt là từ lợi ích của người dân. Sự gia tăng các nguồn thu tư của các BV công hiện nay là một xu hướng không mong muốn, một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tính công bằng và lợi ích của người dân. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là nâng cao chất lượng BHYT, nhanh chóng tiến tới BHYT toàn dân, từng bước xóa bỏ phương thức chi trả theo phí dịch vụ và thực hiện các phương thức chi trả theo định suất và theo trường hợp bệnh.
Các chuyên gia nhấn mạnh, việc phân bổ ngân sách Nhà nước cũng cần thay đổi, chuyển dần từ chi trực tiếp cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công sang chi trực tiếp cho người hưởng thụ để mua BHYT. Tăng ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển, nhất là y tế cơ sở và tăng ngân sách cho y tế dự phòng lên ít nhất 30%, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên sự cân đối với các nguồn thu khác (BHYT, viện phí, viện trợ)... Đồng thời, có lộ trình thích hợp giảm dần tỉ trọng ngân sách tư (viện phí) trong tổng chi xã hội cho y tế xuống dưới 50% (hiện nay là trên 60%)...
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang