Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/02/2011 - 10:12
(Thanh tra)- Để đủ sống, ngoài những buổi biểu diễn chính tại rạp xiếc, nhiều nghệ sĩ phải biểu diễn thêm ở các nhà hàng, quán bar. Mỗi lần diễn, nhiều nhất thì được 400.000 đồng. Dĩ nhiên không phải diễn viên xiếc nào cũng chạy sô được và thỉnh thoảng mới có buổi diễn ngoài.
Nghê sĩ đang tập tiết mục giữ thăng bằng
Nghệ sĩ xiếc trẻ Trần Duy Hân tâm sự: “Say với nghề nhưng vẫn phải trang trải cho cuộc sống hàng ngày nên phải làm. Có một ngôi nhà nhỏ ở đất Hà Nội này với diễn viên xiếc chỉ là mơ khi thu nhập cũng chỉ theo ngạch bậc công chức”.
Góc bên phải phòng tập phía sau sân khấu của Liên đoàn Xiếc Việt Nam trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội, chàng trai trẻ đang đung đưa thân mình trên 2 cọc sắt nhỏ đặt song song cắm vào một cái đế hình tròn cao chừng cả mét. Màn biểu diễn có tên gọi “đứng tay nghệ thuật” này được Hân, chàng trai đến từ Hải Dương, thể hiện nhịp nhàng đến từng động tác. Đặt lòng bàn tay vào 2 miếng gỗ, Hân nhẹ nhàng đưa cả người lên dựng ngược theo kiểu chồng cây chuối. Khi đã giữ được thăng bằng, Hân bỏ một tay ra khỏi tấm đỡ. Cả cơ thể lúc này chỉ đứng trên một tay, tay kia giơ cao ngang vai, rồi từ từ ngả người nằm ngang với mặt đất. Vẫn bằng một cánh tay đỡ cả thân hình, Hân lại chuyển sang tư thế mới, 2 chân dang ngang như vận động viên thể dục dụng cụ.
Chỉ riêng cái việc hình dung cắm mặt mình xuống đất tôi đã thấy chóng cả mặt, thế mà chàng trai 25 tuổi này tập đi tập lại những động tác ấy mà nhẹ nhàng như không. Hân nói: “Diễn viên xiếc là tổng hợp của nhiều môn nghệ thuật mà ở đó, ngoài cơ bắp phải có sự mềm dẻo của nghệ thuật múa, thể hình phải đẹp như vũ công ba lê”. Nếu chỉ nhìn bề ngoài “quắt” như anh đói cơm thì đừng vội nghĩ họ yếu. Hân vén chiếc áo tập cộc tay để lộ sáu múi bụng săn chắc, cuồn cuộn như một ngư phủ, khác hẳn với vẻ bên ngoài thanh mảnh của chàng thanh niên.
Hân quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương, là một trong số những diễn viên xiếc chưa được vào biên chế. Ra trường được khoảng 5 năm, về đầu quân ở Đoàn Xiếc Hà Nội. Sau này, Hân xin sang Liên đoàn Xiếc Việt Nam để có thể tiếp tục theo đuổi “nghề mình yêu thích từ nhỏ”. Làm được 2 năm, cũng giống như những đồng nghiệp khác, lương tháng của Hân chỉ được 1,5 triệu đồng. Với mức lương như vậy, Hân thuê nhà trọ chung với 2 người đang là sinh viên đại học. Mọi thứ chi tiêu đều phải tằn tiện hơn để có thể bám trụ được trên TP.
Để đủ sống, ngoài những buổi biểu diễn chính tại rạp xiếc, Hân còn biểu diễn thêm ở các nhà hàng, quán bar. Mỗi lần diễn cũng được 400.000 đồng, nhưng thỉnh thoảng mới có buổi diễn ngoài. Hân nói: “Say với nghề nhưng vẫn phải trang trải cho cuộc sống hàng ngày nên phải làm. Có một ngôi nhà nhỏ ở đất Hà Nội này với diễn viên xiếc chỉ là mơ khi thu nhập cũng chỉ theo ngạch bậc công chức”.
Không giống nhiều công việc khác có thể làm tay trái, muốn tiết mục diễn thành công, nghệ sĩ xiếc phải chuyên tâm với nghề, gần như toàn bộ thời gian ngoài sàn diễn là trên sân tập nên muốn tăng thu nhập từ việc biểu diễn bên ngoài cũng khó. Nếu như ca sĩ, diễn viên có thể kiếm thêm ở những buổi biểu diễn phòng trà, nghệ sĩ xiếc khó mà học theo. Đơn giản thôi, muốn đu dây, phải có sân khấu. Trong một quán cà phê, quán bar lấy đâu ra diện tích mà đu, bay...
Hôm xem các nghệ sĩ xiếc luyện tập, chúng tôi còn gặp cô gái nhỏ nhắn, Nguyễn Thị Thu Hường. Mới 18 tuổi, nhưng Hường đã có “thâm niên” hơn chục năm lăn lộn với xiếc. Nằng nặc đòi bố mẹ cho học xiếc từ năm lớp 6, giờ đây Hường chọn tiết mục biểu diễn đu dây trên không. Để có thể biểu diễn ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, hầu hết các diễn viên xiếc phải theo tập từ khi còn bé.
Chuyện nghề chuyện nghiệp, NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đúc kết, nghề này “sáng tươi, chiều héo”. Không phải vu vơ mà ông tự đặt ra cái tên đó vì xiếc là một nghề tập luyện lâu, tuổi thọ ngắn. Một nghệ sĩ phải mất 5 năm học trong trường và phải mất 1 - 2 năm nữa mới có thể ra diễn được, khi đó đã tầm 20 tuổi. Cho đến năm 30 tuổi thì không mấy người biểu diễn nữa. “Không phải họ không còn đủ sức khỏe mà “chả ai xem một chị bụng to sồ sề cả”, ông Hợp nói vui. Nhưng trong lời tếu táo cho vui ấy xem ra cũng có phần sự thật. Đi đôi với những động tác uốn lượn ấy, diễn viên xiếc phải có thân hình thon nhỏ, nếu không muốn nói là hấp dẫn. Bởi vậy, phụ nữ ở tuổi băm, ngoài thời gian lấy mất đi sức trẻ, còn sinh con đẻ cái, mấy ai giữ được thân hình thời thiếu nữ. Do đó, trung bình tuổi thọ của một nghệ sĩ đu dây như Hường quá lắm là 8 năm. Bên cạnh đó, những người làm nên bộ môn nghệ thuật hấp dẫn này cũng đầy rẫy những rủi ro và mang bệnh nghề nghiệp. Vừa qua, Liên đoàn có đợt khám bệnh thường kỳ cho nghệ sĩ, hầu hết các diễn viên trẻ đều bị bệnh loãng xương. Nghề nghiệp của họ cũng luôn song hành với tai nạn. Chuyện bị tím người, trầy xước, sưng tay chân do tập luyện xảy ra như cơm bữa. Ba lần nhập viện vì ngã gãy cổ là “kết quả” mà Hân luyện tập màn biểu diễn “chồng đầu trượt trên dây căng cao”.
Vì vậy, sau ánh sáng lấp lánh trên sàn diễn của nghề xiếc, các nghệ sĩ vẫn nhiều lo toan. NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, từng biểu diễn ở những lán trại Trường Sơn năm xưa cho bộ đội, cũng chỉ mong “anh em chúng tôi mua được nhà dành cho người thu nhập thấp cũng là mơ”.
Hữu Oanh - Nam San
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC