Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/06/2012 - 14:37
(Thanh tra)- Với quan niệm, "một giọt máu cho đi, một đời người ở lại”, anh Nguyễn Quang Huân, 30 tuổi, là người đứng đầu của tỉnh Quảng Ninh với 22 lần tham gia hiến máu từ năm 2004 đến nay, để cứu sống nhiều mảnh đời.
Lao động chi phí thấp, kỹ năng thấp: Chỉ là lợi thế của hiện tại
Thời gian qua, Tập đoàn Manpower đã tiến hành khảo sát 1.000 doanh nghiệp và đưa ra những nhận định liên quan đến kỹ năng của người lao động cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. Theo đó, chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực. 1/3 chủ sử dụng lao động cho biết không tìm được lao động có kỹ năng họ cần ở Việt Nam. Sự thiếu hụt lao động ở Việt Nam trầm trọng hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ. Những kỹ năng còn thiếu của lao động Việt Nam gồm: Hiểu biết về ngành, hiểu biết về công nghệ, khả năng sáng tạo, lập chiến lược kế hoạch kinh doanh.
Dù các doanh nghiệp vẫn đầu tư vào Việt Nam bởi chi phí nhân công thấp, nhưng lao động chi phí thấp, kỹ năng thấp có thể làm chậm quá trình phát triển của Việt Nam. Ông Lee Chon-kin, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đưa máy móc hiện đại vào Việt Nam nhưng lại không tuyển đủ kỹ thuật viên để vận hành, Việt Nam hiện không cung cấp đủ lao động có kỹ năng.
Với bối cảnh hiện nay, việc thiếu hụt các kỹ năng cơ bản chính là trở ngại chính đối với khả năng cạnh trạnh của Việt Nam trong nên kinh tế toàn cầu.
Phát triển lao động - nâng cao lợi thế cạnh tranh
Theo ông David Arkless, Chủ tịch Tập đoàn ManPower, Việt Nam đang gặp rất nhiều cạnh tranh trên thị trường lao động. Thời của lao động giá rẻ đã đi qua. Ở Trung Quốc vài năm trước, lực lượng lao động cũng đang dần tiếp cận với trình độ và chi phí lao động của nhiều nước phát triển.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư vào những nước có trình độ lao động kỹ thuật cao để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Công nghệ tiên tiến sẽ thay thế dần gia công sản xuất, do đó công nhân cũng phải thay đổi để thích ứng. “Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ đầu tư nhiều hơn nếu họ tìm kiếm được đủ số lượng lao động kỹ thuật cao”, ông David Arklees nhận định.
Do đó, để nâng cao chất lượng cũng như cơ hội cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực phát triển lực lượng lao động. Trước hết cần đánh giá lại nhu cầu và điều chỉnh chiến lược đào tạo nhân viên, nhất là ở cấp điều hành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các cở sở giáo dục dạy nghề để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện hiện nay cũng như đáp ứng được thách thức trong tương lai. Ngay chính các doanh nghiệp cũng cần phải cải thiện môi trường làm việc và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên của mình. Có như vậy, mới tạo nên động lực phát triển cho doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC