Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 07/03/2011 - 22:13
(Thanh tra)-Việt Nam có 1/8 người bị bệnh điếc khi làm việc trong môi trường tiếng ồn cao. Môi trường lao động ngày càng ô nhiễm nặng, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng.
Bác sĩ Ninh Văn Thức, Giám đốc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2010, Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp kiểm tra trực tiếp môi trường lao động tại 184 cơ sở với 31.769 mẫu đo đạc, trong đó có 3.527 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép (chiếm 11,1%).
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe và Môi trường Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cũng vừa thực hiện khảo sát độ ồn trong môi trường lao động của 900 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may, 700 DN thép cơ khí, 400 DN da giày và 400 DN in. Kết quả, cứ 4-5 điểm đo, có 1 điểm không đạt độ ồn cho phép. Ngành nghề có độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là thép - cơ khí (chiếm gần 48%), ngành in (gần 32%), kế đến là ngành may và da giày.
Hầu hết những phân xưởng sản xuất có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đều không áp dụng các biện pháp chống ồn, chống lan truyền, giảm sự dội âm và giảm rung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các công nhân đã và đang phải làm việc liên tục, kéo dài trong một môi trường không đạt tiêu chuẩn về độ ồn cho phép.
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe và Môi trường cũng đã tiến hành khám thính lực cho hơn 4.000 công nhân đang lao động tại các DN trên, kết quả có 1.200 công nhân giảm thính lực và 220 công nhân bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Như vậy cứ 8 công nhân làm việc trong môi trường tiếng ồn cao của các ngành nghề đã được khảo sát nêu trên thì có 1 người điếc nghề nghiệp. Người lao động làm việc tại đây có thể phải chịu tiếng ồn lên đến 140dBA, mức có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến màng nhĩ.
Cuộc khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân lực lượng lao động trong các ngành có tiếng ồn cao là do hơn 95% lãnh đạo DN chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ cho người trực tiếp làm việc tại nhà máy; chỉ có 23,9% DN thường xuyên trang bị thiết bị bảo hộ lao động chống tiếng ồn cho công nhân. DN cũng không đo thính lực trước khi tuyển dụng công nhân vào làm việc tại các phân xưởng có tiếng ồn cao.
Theo quy định về kiểm soát bệnh điếc nghề nghiệp phải được theo dõi 6 tháng/lần, nhưng thực tế nhiều công nhân làm việc lâu năm trong nhà máy chưa một lần đi khám và đo bệnh điếc. Bản thân người lao động cũng không được khuyến khích tham gia vào việc lựa chọn phương tiện bảo hộ chống tiếng ồn. Tác hại từ ô nhiễm tiếng ồn tác động lên cơ thể, làm tổn thương tai trong không phục hồi được, thậm chí gây mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, cao huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe và năng xuất lao động.
Để bảo vệ sức khỏe của người lao động trong ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng, bác sĩ Ninh Văn Thức, Giám đốc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp cho biết, nhiệm vụ trọng tâm chăn lo sức khỏe của người lao động gồm sáu vấn đề cần được triển khai sâu rộng.
Cụ thể, củng cố hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật, hoàn thiện công tác quản lý môi trường lao động, tiếp tục triển khai các chương trình y tế quốc gia, tăng cường báo cáo thống kê định kỳ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Các mục tiêu này nhằm chăm lo sức khỏe cho người lao động một cách tốt nhất ngay từ cơ sở, trong đó người trực tiếp quản lý lao động đóng vai trò chính.
Thái Bảo
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau cơn bão số 3 cả một ngôi làng bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời nhưng với sự nỗ lực của các cấp các ngành cùng huyện Bảo Yên đến nay Làng Nủ, xã Phúc Khách đã hồi sinh trở lại cuộc sống bình thường.
Nam Dũng
17:59 12/12/2024(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà