Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/12/2017 - 21:44
(Thanh tra) - Tại hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 7/12, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là khó thực hiện, thậm chí có GS thốt lên: Đây chỉ là... bánh vẽ!
GS Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HH
Miễn học phí THCS là... ảo tưởng
Báo cáo của Ban Soạn thảo về các nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, ông Nguyễn Đức Cường - Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Luật Giáo dục lần này dự kiến sửa đổi 29 điều và bổ sung thêm một điều mới.
Ông Cường đề cập tới 3 điểm nổi bật của Luật sửa đổi bổ sung lần này. Trong đó, điểm sửa đổi quan trọng liên quan đến miễn học phí THCS được nêu tại Khoản 1 Điều 105: "Học phí là khoản tiền của gia đình người học người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học, THCS trường công lập không phải nộp học phí".
Góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi, GS.TS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn: Cần kham khảo Luật của các nước để viết Luật ngắn hơn, đúng hơn. Ví dụ mục tiêu giáo dục còn mơ hồ, dài dòng, không định lượng được, đồng thời Dự thảo Luật mới chỉ đề cập tới đầu vào mà khoán trắng đầu ra...
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, trong Luật Giáo dục sửa đổi vẫn nêu ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục. Điều này là không đủ, ngân sách Nhà nước làm sao mà chủ yếu được.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&Đ cho rằng: Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trường phổ thông nhất thiết phải được tự chủ về chương trình, chuyên môn, tài chính. Hiện trong Luật Giáo dục không quy định về điều này.
Từ đó, TSKH Phạm Bùi Nhật Tiến đề nghị: Quyền tự chủ không bó hẹp ở trường đại học hay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà nên mở rộng ra các trường phổ thông, tất nhiên quy định mức độ quyền tự chủ cho từng cơ sở là khác nhau. Việc tự chủ này phải được cụ thể hóa trong điều lệ trường phổ thông sau này. Có như vậy mới thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đối với đề xuất "trường công lập bậc THCS không phải đóng học phí", GS Nguyên Lân Dũng thẳng thắn: "Tôi cho đây là ảo tưởng". Từng là đại biểu Quốc hội vùng Tây Nguyên, đi nhiều nơi, chứng kiến cảnh nhiều lớp học ở các vùng quê, GS Nguyễn Lân Dũng kể lại thực tế: "Có trường hợp trong cùng 1 phòng nhưng lớp quay đầu này, lớp quay đầu kia, có lớp còn kinh khủng hơn không bàn ghế, học sinh đứng viết bài bài... Vì vậy, nói Nhà nước chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường công lập là điều không thể làm được.
Không khả thi, không nên đưa vào Luật
Một trong những vấn đề được các đại biểu cho ý kiến nhiều tại hội thảo sáng nay là vấn đề lương cho giáo viên.
Theo Dự thảo Luật, Điều 81, quy định về tiền lương, Bộ GD&ĐT đề xuất, lương của giáo viên phải được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này rất tốt, nhưng để thực hiện được là rất khó. Vì vậy, cần xem xét lại có nên đưa vào Luật hay không.
PGS Nguyễn Cường cho rằng: Lương giáo viên được xếp bậc cao nhất thực hiện được sẽ rất tốt, tạo sự phấn khởi cho đội ngũ nhà giáo. Nhưng nhiều người cho rằng, đưa vào dễ nhưng để thực hiện không dễ. Vì vậy, có thể trong Luật hay Nghị định của Chính phủ cần có thêm những giải pháp để đảm bảo việc nâng lương được thực hiện.
Cho ý kiến về điều này, GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn: Lương giáo viên cao nhất trong các cấp tôi nghĩ nó khôi hài quá, chỉ mong bằng cảnh sát giao thông. Đây là... bánh vẽ! “Đề xuất rất hay, ai cũng hoan nghênh hết, nhưng không khả thi. Đã không khả thi thì không nên đưa vào Luật".
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà