Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ tư, 16/08/2023 - 09:47
(Thanh tra) - Nước ta gốc nông nghiệp, thời thuộc địa và bao cấp người dân miền Bắc từng trải qua nạn đói vì thiếu gạo. Nhiều người thấm thía câu nói: “Được mùa chớ phụ ngô khoai/đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Bởi vậy mà nói, với nông dân xưa, cây lúa, hạt gạo luôn được quý trọng, vì nó là lương thực quý nuôi sống con người hằng ngày.
Ảnh minh họa. Nguồn: globaltrademag.com/https://www.vietnamplus.vn/
Công cuộc Đổi mới của Đảng đã đem một luồng sinh khí mới cho nông thôn Việt Nam. Người nông dân được giao đất và làm chủ mảnh ruộng của mình. Từ đây sức lao động được khai phóng. Cùng với đó, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật nông nghiệp từ như giống, phân, máy móc cơ giới đã đẩy năng xuất nông nghiệp lên cao. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào và cũng là vốn thiên nhiên sẵn có ưu đãi cho Việt Nam ta. Điều mà các nước khác nhìn vào hằng ước ao có một điều kiện như vậy để mà canh tác phát triển.
Nhiều năm qua, người nông dân chăm chỉ làm năng suất cao, dẫn đến dư thừa lúa gạo. Từ đó họ chứng kiến lâu dài cảnh được mùa rớt giá. Lao động cặm cụi quanh năm ngoài đồng, nông sản chất đầy kho mà khó tiêu thụ dẫn đến chất lượng bảo quản kém và kỹ thuật chế biến chưa được cải tiến nhiều. Đến đây mới thấy, trách nhiệm liên quan đến các bộ chủ quản và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Nhiều khi họ đã không tìm ra lối thoát cho nông dân trồng lúa. Hạt gạo Việt Nam phụ thuộc vào thị trường truyền thống, chất lượng chế biến chưa cạnh tranh. Trong khi đó người nông dân cũng chưa quen với xu hướng mới như hướng đến thực phẩm sạch, xuất khẩu vào các thị trường khó tính lợi nhuận cao. Từ đây, an ninh lương thực bị ảnh hưởng, tác động.
Trong khi dư thừa lúa gạo ở những vựa thóc, vẫn có những đồng bào vùng sâu, vùng xa cần cứu trợ để ăn no, mặc ấm. Bởi vậy mới phải có chiến lược về an ninh lương thực, làm sao đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận gạo, đảm bảo dinh dưỡng và cuộc sống. Theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”, đa số hộ nghèo nước ta đều được tiếp cận lương thực đầy đủ. Khách quan mà nói, Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19, ngoài sự nỗ lực của Chính phủ và người dân, còn là vì chúng ta có vựa lúa gạo sẵn có và thiên nhiên ưu đãi.
Nhưng vì thừa gạo, nhiều người đã bỏ ruộng đi vào nhà máy, xí nghiệp để làm công ăn lương, kiếm tiền nhanh hơn bán lúa. Cũng từ đây, nhiều bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang không trồng cấy. Nông dân không thiết tha làm ruộng, vì quần quật vất vả mồ hôi mặn chát mà công không được là bao. Nghĩ cảnh này mà thấy xót xa, nông dân không mặn mà với những mảnh ruộng của mình từ bao đời cha ông chiến đấu hi sinh để có được. Nếu kéo dài, an ninh lương thực không bền vững.
Cũng từ đây, hàng vạn hecta nông nghiệp biến mất không bao giờ trở lại vì công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa. Thêm vào đó là các vấn đề môi trường xả thải của những nhà máy mọc lên ngay trên cánh đồng làng thủa nào. Nhiều bờ ao, bụi chuối biến thành chung cư cao tầng trong thời gian ngắn. Bởi vậy nếu không rốt ráo, không quyết liệt, nguy cơ mất an ninh lương thực sẽ hiện hữu, vì dân số tăng nhanh, mà đất lúa ngày càng suy giảm. Tình trạng này nếu không can thiệp, an ninh lương thực bị đe dọa.
Hiện nay giá gạo thế giới tăng mạnh nhất trong 11 năm qua chỉ vì một số nước xuất khẩu gạo chủ lực lo cho người dân của họ. Chính sách hạn chế xuất khẩu gạo đã tạo ra một khủng hoảng nghiêm trọng với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực này. Thời điểm này giá gạo và sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng. Đây là tín hiệu mừng. Tuy nhiên chúng ta cũng nên cẩn trọng về tỷ lệ xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong dân. Và đặc biệt phải có kế sách lâu dài bảo vệ đất lúa và tìm ra thị trường bền vững cho nông dân để họ không từ bỏ mảnh ruộng của mình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương