Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lo toan đầu năm học mới

Ngô Quốc Đông

Thứ năm, 07/09/2023 - 16:47

(Thanh tra) - Lại một mùa khai giảng năm học mới bắt đầu. Cha mẹ bắt đầu lo toan cho con cái đủ thứ từ quần áo, sách vở, đi lại và trường lớp cho các em… Năm nào một vòng quay học hành cũng tạo áp lực không nhỏ lên cả phụ huynh và học sinh.

Ảnh minh họa: Thúy Hằng

Chi cho giáo dục chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tài chính của mỗi gia đình. Bởi vậy, vào năm học, điều phụ huynh quan tâm là học phí và phụ phí có tăng không. Nhưng nhìn chung mức chi cho học hành của con cái năm sau thường cao hơn năm trước. Một danh sách dài các khoản như học thêm, đồng phục, quỹ lớp, quỹ trường, tiền trang bị cơ sở vật chất… luôn tạo ra một áp lực không nhỏ với các gia đình nghèo. Việc chống lạm thu luôn được quán triệt nhưng cũng không ít hình thức lách luật chẳng hạn một số khoản thu luôn kèm theo các phiếu cam kết tự nguyện từ phía gia đình. Cách làm như vậy thì chẳng có gì phải bàn cả.

Ai cũng muốn cho con học lớp tốt, trường giỏi, nên tình trạng chạy trường, chạy lớp, học trái tuyến, hồ sơ vượt quá chỉ tiêu luôn tạo ra một sức căng cho mỗi năm học. Đôi khi cũng tạo ra các hiện tượng tiêu cực, song điều này cũng phản ánh một thực tế là chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều và tâm lý phụ huynh có tiền đều muốn con học ở những chỗ tốt. Việc này một phần phản ánh tâm lý hiếu học của người Việt nhưng cũng dễ tạo ra áp lực cho các em. Đôi khi bị ngồi nhầm chỗ bởi sự sắp đặt của cha mẹ nhưng năng lực học tập chưa đạt tới làm cho không ít em phải gồng mình học hành, tạo ra căng thẳng và mệt mỏi. Thực tế là các em học theo năng lực chứ không phải theo sở thích và mong muốn của cha mẹ.

Họ lo cho con em không chỉ về mặt tài chính mà còn là kiến thức, vệ sinh thực phẩm và bạo lực học đường. Năm nào tình trạng đánh lộn, tung clip cũng xảy ra ở không ít trường học phổ thông, khiến phụ huynh và dư luận lo lắng về tình trạng bạo hành ở học đường. Rồi đến các bếp ăn tập thể có thể gây ngộ độc tập thể do vô ý hoặc chính sự thiếu lương tâm, trách nhiệm của một số người đã mua sản phẩm kém chất lượng về cho các cháu ăn. Những hiện tượng trên cũng phản ánh một thực tế là các vấn đề đạo đức học đường đang là câu chuyện quan tâm của dư luận xã hội. Nó không nằm ở những nơi như đầu đường xó chợ mà có thể len lỏi vào chính các trường học.

Câu chuyện giao thông, đi lại cũng đang là vấn đề nóng của mùa học năm nay, nhất là sau vụ việc một cháu nhỏ không may bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn đến tử vong. Bởi vậy, những trẻ em thành phố luôn được cha mẹ trực tiếp hoặc nhờ người đưa đón vì giao thông quá ngột ngạt và đầy rẫy rủi ro. Khác với miền núi nhiều em phải trèo đèo lội suối đến trường từ tinh mơ sáng, các trẻ em đô thị luôn cần phải có người lớn đi kèm để bảo đảm an toàn giao thông trong mỗi ngày cắp sách đến trường.

Một mùa tựu trường lại bắt đầu, chu kỳ này năm nào cũng lặp lại, chứa đựng nhiều niềm vui hạnh phúc và mong mỏi của từng gia đình về tương lai của con em mình. Tuy nhiên trong sự hân hoan đó, rõ ràng vẫn có không ít những mối lo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

(Thanh tra) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng.

Phương Anh

21:56 25/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm