Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không theo kịp!

Thứ bảy, 05/04/2014 - 06:41

(Thanh tra) - Đầu tháng 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII chất vấn và nghe trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực, trong đó, có việc thiếu điện cho sản xuất. Nghe Bộ trưởng trả lời, nỗi lo của nhà sản xuất càng tăng, bởi sản xuất không phát triển, xã hội sẽ thiếu trước hụt sau, đó là lý do vì sao sản xuất cần được ưu tiên cung cấp điện.

EVN NPC khánh thành công trình trạm biến áp 110 kV Sông Mã. Ảnh: Internet

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, vấn đề cung cấp điện liên quan mật thiết đến quy hoạch. Đối với khu vực đã có quy hoạch phát triển điện thì ngành Điện sẽ tập trung bố trí vốn theo lộ trình đầu tư xây dựng.Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như phát triển diện tích trồng cây thanh long ở Bình Thuận tăng lên quá nhanh, khiến mất cân đối nguồn cung về điện, ngành Điện không thể tăng trưởng kịp thời để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, ngành Điện sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng kịp thời nhu cầu điện cho sản xuất nông nghiệp bằng nhiều biện pháp huy động vốn, trong đó, chú trọng việc tranh thủ tài trợ của nước ngoài, nhưng các địa phương cần làm tốt hơn công tác quy hoạch điện để bảo đảm lộ trình cung cấp đủ điện cho sản xuất. 

Đầu năm 2014, EVN đã công bố các mục tiêu cơ bản, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình lưới điện cấp bách cho miền Nam và tăng lượng điện thương phẩm lên 126,5 tỷ kWh, tăng 10% so với năm 2013. Hai nhiệm vụ trọng tâm này sẽ xử lý cơ bản vấn đề thiếu điện trong mùa khô khu vực các tỉnh phía Nam. Cũng năm 2014, lần đầu tiên Trung tâm Điều độ điện quốc gia (Ao) tỏ ra tin tưởng sẽ cấp đủ điện, ổn định cho miền Nam trong mùa khô năm 2014 mà không phải huy động nguồn điện chạy dầu và nhập khẩu. 

Tuy nhiên, năm 2014 lại có nhiều cảnh báo về việc thiếu điện cho sản xuất tại khu vực miền Nam. Lý do là trong những năm gần đây, việc nông dân phát triển sản xuất tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, nhu cầu đối với việc xây dựng các công trình điện phục vụ lại không theo kịp.

Ví như, nuôi thủy sản lâu nay mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao cho các địa phương vùng ĐBSCL, có tỉnh như Trà Vinh tổng diện tích nuôi theo kế hoạch đến 2014 là 23.240 ha, nhưng hiện nay, nguồn điện phục vụ cho nuôi thủy sản không đáp ứng đủ, phần lớn phải sử dụng máy nổ vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Cây thanh long cũng bị coi là gánh nặng của ngành Điện. Đây là một cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhân dân Bình Thuận, nhu cầu sử dụng điện rất lớn để phục vụ chong đèn cho thanh long vào vụ thu hoạch, nhưng hiện nay nguồn điện không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân. Ở từng nơi, người sản xuất thanh long còn bị “xử ép” và luôn phấp phỏng trước đe dọa cúp điện.

Thiếu điện cho cả miền Nam vào mùa khô đang là nỗi lo chung. Cuối năm 2013, Đề án đưa điện về nông thôn, những vùng chưa có điện, vùng núi, vùng xâu, vùng xa...đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí đến 2030 là xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay ngân sách Nhà nước chưa phân bổ được cho chương trình phát triển đưa điện đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điện. 

Thiết nghĩ, trong khi chờ Ngân sách, ngành Điện cần xem lại, mình đã thực sự ưu tiên và nỗ lực đầu tư quy hoạch mạng lưới điện cho sản xuất hay chưa, hay vẫn xem đây là chuyện nhỏ? Sản xuất phát triển là tín hiệu đáng mừng, địa phương và người dân đều mừng, nhưng phát triển sản xuất cũng cần tiên lượng các tình huống và quy hoạch điện rõ ràng phải đi trước, nắm bắt mọi phát sinh để phục vụ nhu cầu. Với tư cách là một nhà cung cấp độc quyền về điện cho sản xuất, không nên đổ lỗi cho việc phát triển sản xuất nhanh quá, quy hoạch điện không theo kịp!

Trung Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất