Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/11/2012 - 14:19
(Thanh tra)- Dự thảo về quản lí dạy thêm, học thêm đang được Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội hướng dẫn triển khai đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo mới chỉ cấm được được việc dạy thêm, học thêm… trên giấy.
Giờ học thêm tại một trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy. Ảnh Minh Anh
Dự thảo về quản lí dạy thêm học thêm trên địa bàn TP Hà Nội nêu rõ: “… Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Đối với giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường…”.
Bà Dương Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, băn khoăn: “Khó quản lí nhất hiện nay là dạy thêm ngoài nhà trường. Hiện có trung tâm văn hóa, trên giấy phép thì họ khai dạy chương trình THPT nên theo quy định, Sở GD-ĐT cấp phép. Thực tế, họ dạy thêm cả chương trình tiểu học, THCS. Có nhiều GV xin được dạy ở trung tâm này. Tôi rất phân vân vì không cho phép thì cũng khó, mà cho phép thì phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường không thể kiểm soát được”.
Thầy Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (huyện Gia Lâm) cho rằng: "Việc quản lí chất lượng hoạt động dạy thêm, học thêm là rất khó, vì không có cơ sở nào để đưa ra tiêu chuẩn GV khá mới được dạy thêm. Ngay cả việc xác định thế nào là hoạt động dạy thêm có chất lượng cũng rất mông lung. Mỗi đối tượng học thêm đều có nhu cầu khác nhau. Có người chỉ cần con mình đến lớp ngồi học để không đi chơi. Có người chỉ cần con đạt kết quả trung bình. Người thì yêu cầu cao hơn như thi đỗ trường chuyên hay đỗ đại học tốp cao. Với yêu cầu nào người ta sẽ tìm thầy đáp ứng các yêu cầu đó”.
Trong dự thảo, mức thu tiền học thêm trong hay ngoài nhà trường là do thỏa thuận giữa đơn vị, cá nhân, tập thể tổ chức dạy thêm với cha mẹ học sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Hường, chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Từ Liêm: “Quy định lệ phí học rất chung chung. Thu nhập từ dạy thêm của các giáo sư, tiến sĩ cũng bị khống chế bởi các quy định trong khi GV tiểu học thu tiền dạy thêm thì không ai quy định. Thực tế, có GV tiểu học dạy thêm trong dịp Hè thu cả trăm triệu đồng. Thu mỗi học sinh 100.000 đồng, mỗi lớp chỉ cần 30 học sinh là cô đã có 3 triệu đồng/buổi học”.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, lãnh đạo ngành GD-ĐT rất quan tâm tới mức thu tiền học thêm nhưng đưa vào quy định là rất khó. Tuy nhiên, việc quản lí vấn đề này có thể mong chờ vào 2 yếu tố, đó là sự thỏa thuận với phụ huynh học sinh và việc bắt buộc phải có dự toán thu - chi của các cá nhân, tập thể tổ chức dạy thêm học thêm khi làm thủ tục xin cấp phép.
Để giải quyết tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đưa ra quan điểm: "Cần phải vừa thực hiện giải pháp quyết liệt trước mắt, vừa thực hiện giải pháp căn cơ, lâu dài. Vì dạy thêm học thêm trái quy định thực chất là hành vi vi phạm pháp luật, cần được phát hiện kịp thời, xử lí đúng quy định pháp luật. Vi phạm này tồn tại dai dẳng nhiều năm, phải có giải pháp vừa quyết liệt, vừa căn cơ”.
Ông Bằng không đồng tình với cách “bắt GV dạy thêm” thô bạo như báo chí phản ánh. Việc làm đó không chỉ học trò mà xã hội sẽ nhìn nhận hình ảnh người thầy méo mó. Giáo dục cần có môi trường sư phạm với quan hệ đặc biệt giữa thầy và trò. Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra là cần thiết với kết luận rất cụ thể, song không thể dùng giải pháp hạ thấp danh dự của thầy cô như việc lập biên bản hoặc có lời lẽ nặng nề trước mặt người học. Cũng không nên tổ chức đoàn rầm rộ, gây hoang mang học sinh trong và ngoài trường.
Minh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải