Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khổ vì sinh con năm Rồng?

Thứ ba, 30/06/2015 - 06:39

(Thanh tra)- Năm nay có 80.000 thí sinh (TS) thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập ở Hà Nội, tăng hơn năm trước 10.000 TS. Sở dĩ có sự tăng đột biến về số lượng TS là vì hầu hết các TS đều sinh vào năm 2000 (năm Thìn, cầm tinh con Rồng).

Điểm xét tuyển của nhiều trường THPT năm nay khá cao. Ảnh minh họa: internet

15 năm trước, rất nhiều gia đình trong số 80.000 gia đình đã chọn năm Thìn để sinh con, với mong muốn sinh con trai. Cầm tinh con Rồng được hưởng sự vinh hoa phú quý. Quan niệm là vậy! Sướng đâu thì chưa biết nhưng đợt thi vào các trường THPT công lập vừa qua buộc các TS phải đối mặt với một cuộc đua khốc liệt về tỷ lệ chọi. Theo đó, bố mẹ của các TS cũng vất vả, đau đầu khi các em rớt khỏi cuộc đua.

Điểm xét tuyển năm nay có phổ điểm cao hơn năm trước từ 0,5 - 1,5 điểm. Trường THPT Chu Văn An 55 điểm, Kim Liên 53,5 điểm, Yên Hòa 53 điểm, Việt Đức 52,5 điểm... Ở nhóm các trường chuyên phổ điểm lại thấp hơn từ 0,5 - 4 điểm, cụ thể: Chuyên Anh THPT Hà Nội - Amsterdam 42 điểm. Nhiều thầy cô giáo và học sinh nhận xét đề thi vào trường chuyên năm nay khó hơn năm trước.

80.000 TS dự thi nhưng chỉ 50.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập của Hà Nội. Điều đó đồng nghĩa với việc 30.000 TS phải chấp nhận học các trường ngoài công lập như: Các trường THPT dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hóa, học hệ THPT trong các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đặc điểm chung của hệ ngoài công lập là học phí cao hơn dân lập từ 1 - 5 triệu đồng/tháng/học sinh. Thực tế cho thấy không có học sinh nào lại không tìm được chỗ học vì hệ thống các trường ngoài công lập rất nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu học của học sinh. Chỉ có điều, trường học có vị trí thuận lợi nơi ở của học sinh hay không và mức học phí gia đình các em có chấp nhận được không.

Số lượng tuyển sinh vào các trường THPT ở Hà Nội không tăng. Những năm trước các trường này thường tuyển đủ số học sinh theo quy định. Nhưng sang học kỳ 2, hoặc hết năm lớp 10, hầu hết các trường có danh tiếng như THPT Việt Đức, THPT Trần Phú, THPT Kim Liên, THPT Thăng Long... thường tiếp nhận thêm khoảng vài chục học sinh từ các trường tốp dưới chuyển lên. Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều phụ huynh đành lòng cho con học hết học kỳ 1, thậm chí hết năm học lớp 10 ở trường tốp dưới nhưng trong khoảng thời gian đó bố mẹ “khai thác” hết mọi quan hệ, chạy chọt cho con được chuyển trường với hy vọng con mình được chuyển sang một môi trường mới có nhiều bạn giỏi, thầy cô giỏi và có trách nhiệm cao.

Khảo sát kết quả các kỳ thi đại học trong vài năm lại đây cho thấy: Ở các trường tốp dưới vẫn có số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học danh tiếng với tỷ lệ cao không thua kém một số trường tốp trên (không so sánh với các trường chuyên). Điều đó cho thấy kết quả học tập, thi cử phụ thuộc cơ bản vào năng lực và quyết tâm của học sinh. Ngay ở những trường THPT danh tiếng ở Hà Nội chất lượng tuyển sinh đầu vào rất cao, nhưng vào trường rồi các em lười học, chất lượng học sa sút dần, kết quả thi đại học với tổng điểm thấp hơn nhiều những em học ở trường tốp dưới. Đây là một bài học quý giá cho bậc cha mẹ học sinh về việc quan tâm thường xuyên đến con em mình chứ không phải chuyển con vào học trường tốt là có kết quả tốt.

Chỉ có kết quả thi đại học mới nói lên chất lượng học, chất lượng dạy của nhà trường. Chính điều này an ủi các bậc cha mẹ có con em không trúng tuyển vào các trường top trên, hãy động viên và quan tâm con em đúng mực hơn để các em nỗ lực học tập, chuẩn bị dần cho kỳ thi vào đại học với sức canh tranh khốc liệt hơn nhiều, kỳ thi quyết định nghề nghiệp và tương lai của con em mình.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm