Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/03/2011 - 21:54
(Thanh tra) - Sở NN và PTNT Lâm Đồng cho biết, Chương trình Nông nghiệp Công nghệ cao (NN CNC) của tỉnh được triển khai từ năm 2004, với vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó, một phần là vốn ngân sách đã mang lại kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, đằng sau cái gọi là đáng mừng vẫn còn không ít chuyện để bàn.…
Hiệu quả lớn
Một trong những chương trình trọng tâm của Lâm Đồng trong năm 2004 là chương trình phát triển NNCNC. Thống kê của Sở NN và PTNT Lâm Đồng cho thấy, diện tích trồng rau các loại hàng năm của tỉnh khoảng 35.000 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn rau thành phẩm.
Nhờ áp dụng tốt quy trình sản xuất rau sạch nên sản phẩm rau của nhà vườn Lâm Đồng luôn được thị trường chấp nhận với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.
Theo UBND TP Đà Lạt, bình quân 1 ha rau của nhà vườn mỗi năm mang lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Đây là một trong những ví dụ về sản xuất NN CNC của tỉnh Lâm Đồng trong vòng 6 năm qua. Nếu tính chung diện tích khai thác nông nghiệp, thì đến thời điểm này Lâm Đồng có hơn 200.000 ha đất nông nghiệp được đưa vào khai thác, năm 2010 đã mang lại giá trị quy thành tiền là 23.130 tỷ đồng, (gấp 3 lần so với năm 2004). Trong đó khoảng 37.000 ha đạt giá trị sản xuất hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Các loại cây trồng có ứng dụng kỹ thuật NNCNC mang lại giá trị kinh tế vượt trội là hoa, rau, chè, cà phê…
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, “Cánh đồng 100 triệu” đang là mức phấn đấu của tỉnh đến năm 2015. Dự kiến đến năm 2015, sẽ có khoảng 250.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Để có “Cánh đồng 100 triệu”, Lâm Đồng phấn đấu có khoảng 7% diện tích được canh tác theo NNCNC. Trong 7% diện tích này, có ít nhất là 45.000 ha mỗi năm mang lại giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.
Lãng phí lớn?
Nguồn tin từ ngành Thanh tra cho thấy, trong 3.000 tỷ đồng cho chương trình NNCNC từ 2004 đến nay thì, 4/6 dự án thuộc chương trình được đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước là trên 47 tỷ 424 triệu đồng theo phê duyệt của UBND tỉnh Lâm Đồng. Nếu so con số 3.000 tỷ đồng của cả chương trình, sẽ là một tỷ lệ khiêm nhường. Nhưng so với nguồn ngân sách của một tỉnh miền núi nhiều khó khăn thì đây hẳn không phải là con số quá nhỏ cho một chương trình phát triển kinh tế.
Theo số liệu của ngành chức năng cung cấp, trong hơn 47 tỷ đồng của chương trình NNCNC, từ 2004 đến nay, giá trị giải ngân chiếm trên 30 tỷ đồng. Việc sử dụng số tiền hơn 30 tỷ đồng này hiện đang trở thành vấn đề thời sự của địa phương!
Trong hơn 30 tỷ đồng đã giải ngân, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã phát hiện có hơn 3,5 tỷ đồng bị thiệt hại bởi nhiều lý do. Nếu tính gộp cả những lãng phí đầu tư, con số này tăng hơn 4,2 tỷ đồng, chiếm 13% tổng nguồn vốn đã giải ngân.
Hẳn con số hơn 4,2 tỷ đồng thiệt hại (mà theo ngành chức năng gọi đó là “lãng phí”) đã không còn là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, xin dẫn văn bản của một cơ quan có liên quan: “Đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, nâng cao trách nhiệm. Chỉ đạo các địa phương có triển khai thực hiện dự án, tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại. Kiến nghị Sở NN và PTNT tổ chức kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan…”. Còn dư luận thì vẫn đang mong đợi ở cách giải quyết công minh đúng pháp luật từ các cơ quan hữu trách của tỉnh Lâm Đồng. Bởi xét cho cùng số tiền hơn 47,2 tỷ đồng đang bị tiêu pha lãng phí chính là tài sản cộng đồng, dư luận hỏi sao không quan tâm?
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình