Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hiểu đúng về quyền con người

Thứ sáu, 07/06/2013 - 06:44

(Thanh tra)- Quyền con người vốn được xem là nhạy cảm và bị né tránh bởi hai chữ “nhân quyền” thường được hiểu trong một phạm vi quá hẹp liên quan đến các vấn đề tôn giáo, chính trị.

Thực ra, đây là một khái niệm với nội hàm rộng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng đến việc bảo vệ nhân quyền cho công dân của mình với những cách thức thể hiện khác nhau tùy vào thể chế chính trị của mình.

Trên phương diện khoa học và luật pháp về quyền con người, người ta phân loại ra các nhóm quyền con người cơ bản như: Quyền dân sự, chính trị; quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa; quyền của một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Các quyền dân sự, chính trị, thường được nhắc đến là không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật; là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân;  là quyền  được xét xử công bằng;  quyền tự do cư trú, đi lại; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; quyền tự do lập hội một cách hòa bình, quyền được tự do ngôn luận, báo chí và thông tin, quyền tự ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước…

Với nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thì gắn với các quyền về hưởng an sinh xã hội; quyền chăm sóc sức khỏe, quyền được giáo dục; quyền tham gia vào các đời sống văn hóa…

Có một nhóm quyền con người khác gần gũi và hiện hữu hơn đối với một số nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương, đó là quyền phụ nữ; quyền trẻ em; quyền của người khuyết tật; quyền của nhóm dân tộc thiểu số; quyền của những người sống chung với HIV/AIDS…

Như vậy, quyền con người liên quan đến bản thân của mỗi một con người sống trong xã hội chúng ta và được đảm bảo bằng pháp luật. Vậy nhưng, tự thân mỗi người dân lại chưa ý thức và hiểu biết về chính quyền lợi của mình để tự bảo vệ mình. Và từ đó lại dễ bị xâm hại hơn và các vụ xâm lại liên quan đến quyền con người cũng trở nên tràn lan hơn. Từ việc mở rộng khái niệm này chúng ta sẽ cởi mở hơn và có cái nhìn đủ đầy hơn về hai chữ “nhân quyền”.

Thực ra, chúng ta có quá nhiều các vụ xâm hại đến nhân quyền mà trên các phương tiện truyền thông đã đăng tải trong thời gian qua. Đó là bạo hành gia đình, là xâm hại tình dục trẻ em, là bạo hành trẻ em, và những câu chuyện đau lòng khác. Để hạn chế tối đa những điều này, việc giáo dục nhân quyền và thành lập Cơ quan Nhân quyền Quốc gia trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thực tế, chúng ta cũng đã có Ban Chỉ đạo Nhân quyền, nhưng gần như hoạt động của Ban vẫn chưa đáp ứng với thực tiễn và các nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra cho nó. Trên thế giới, hiện đã có 60 quốc gia có Cơ quan Nhân quyền Quốc gia. Và, con số này ngày càng tăng lên như một xu thế tất yếu của thời đại để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người.

Với những lý luận nói trên, Ban Chỉ đạo Nhân quyền của chúng ta vẫn đang chủ yếu tập trung chống các thế lực lợi dụng nhân quyền để chống phá ta, trong khi các vấn đề nhân quyền ngày càng rộng lớn. Vì lẽ đó, cái áo chật cũng nên thay đổi để đáp ứng được với các câu chuyện quyền con người ngày càng đa dạng và phức tạp hơn… Từ đó nên chăng chúng ta cần nghiên cứu, xác lập trên cả cơ sở khoa học lẫn thực tiễn để tính đến chuyện thành lập Cơ quan Nhân quyền Quốc gia độc lập. Làm được vậy, hẳn sẽ hạn chế được các vụ việc xâm hại quyền con người trên thực tế vẫn xảy ra ngày càng phức tạp ở nước ta.


ThS Trần Ngọc Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất