Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội triển khai quy định mới về thức ăn đường phố

Thứ bảy, 19/01/2013 - 20:26

Ngày 20/1/2013, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố sẽ có hiệu lực. Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thực hiện các quy định đến 29/29 quận, huyện

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. - Ảnh: VGP/Liên Phương

Theo thống kê, TP Hà Nội có  hơn 48.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế  biến thực phẩm. Trong đó loại hình dịch vụ ăn uống đường phố có hơn 26.000 cơ sở.

Tuy nhiên số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) mới có hơn 15.000 cơ sở, bằng 60%. Điều này cho thấy việc thực thi Thông tư 30 sẽ gặp không ít khó khăn.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng đây là văn bản được ban hành hết sức kịp thời, đáp ứng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP. Thông tư ra đời sẽ góp phần cải thiện hơn, hỗ trợ tốt cho việc đảm bảo ATTP đối với thức ăn đường phố.

Tuy nhiên, có những tiêu chí khó áp dụng trong thực tế. Ông lấy ví dụ, những người bán hàng quán di động sẽ rất khó tham gia những lớp tập huấn theo quy định của Thông tư. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở sẽ xem xét, tổng hợp để gửi lên Bộ Y tế.

Hiện, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền và  triển khai thực hiện các quy định của Thông tư 30 đến Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP của 29/29 quận, huyện và sẽ triển khai đến từng xã, phường, thị trấn, tập huấn cho các trạm y tế.

Để hỗ trợ những người kinh doanh hàng ăn không cố định, Hà Nội đang thí điểm xây dựng mô hình 135 xã, phường, thị trấn cải thiện dịch vụ ăn uống. Nhìn chung, các dịch vụ ăn uống đã có nhiều cải thiện về vệ sinh ATTP sau khi xây dựng mô hình. Hầu hết các hàng quán đã bày bán thức ăn trong tủ kính, thức ăn sống, thức ăn chín để riêng, người bán đã đeo găng tay ni lông, không để thức ăn gần cống, rãnh, việc rửa bát đũa cũng bảo đảm vệ sinh hơn, tình trạng một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa đã giảm.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP thành phố, Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP đẩy mạnh các khâu quan trọng nhất là tuyên truyền,  thứ hai là kiểm tra, giám sát và thứ ba là tăng cường quản lý nhà nước, tập trung nhiều vào cấp chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn.

"Để như mong muốn thì không thể ngay lập tức được, nhưng công tác ATTP phải dần dần đi vào nề nếp", ông Hoàng Đức Hạnh nói.

(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm