Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 26/10/2011 - 14:49
(Thanh tra) - Tại cuộc tọa đàm trực tuyến "Môi trường trong các khu công nghiệp và làng nghề - Thực trạng và giải pháp" ngày 26/10, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, pháp luật về môi trường tương đối đây đủ, nhưng việc thực thi là vấn đề phải bàn, nhất là trong thi hành có những chỗ trống và chồng lấn.
Lỗ hổng quản lý và chống lấn thi hành
Theo ông Bùi Cách Tuyến, các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển đánh giá hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam là cập nhật, hiện đại và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc thi hành luật. Ở các cấp cơ sở và thậm chí trên một số khía cạnh, ở một số bộ, ngành là chưa mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân, như nhận thức chưa đầy đủ trong mọi bộ phận của xã hội, từ cơ quan quản lý, lãnh đạo tới các ban, ngành và người dân về sự phát triển bền vững.
Ông Bùi Cách Tuyến cho biết, Luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 2005 nhưng ở thời điểm đó nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp đã ra đời. Lẽ ra các khu kinh tế, khu công nghiệp phải làm đánh giá tác động môi trường để có cái nhìn toàn diện về sự tương tác giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường. Nhưng điều này đã không được thực hiện, tạo ra một lỗ hổng trong quản lý. Hơn nữa, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng không phân biệt rõ sự khác biệt giữa khu kinh tế và khu công nghiệp. Sự phân công quản lý Nhà nước với các khu kinh tế, khu công nghiệp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương vẫn chưa được rõ. Chính vì vậy, trong thi hành có những chỗ trống và chồng lấn.
TS Nguyễn Văn Phương, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội, cho rằng, việc triển khai các quy định của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu có nguyên nhân là quyết tâm chính trị, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Văn Phương đưa ra ví dụ chứng minh: Một trong những hình thức xử lý vi phạm của các doanh nghiệp, cá nhân là đóng cửa nhà máy. Nhưng, nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng kéo dài chưa xử lý dứt điểm ngay, chưa chấm dứt hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm.
Đóng cửa 1 nhà máy có thể gây ra phản ứng phụ về kinh tế - xã hội, công ăn việc làm. Nhưng nếu cương quyết, quá trình này sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội, tạo tính răn đe chung. “Khi chưa cương quyết áp dụng triệt để các quy định của pháp luật, rõ ràng là dẫn tới hiện tượng nhờn pháp luật”, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.
Ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng nghiêm trọng
Theo báo cáo mới đây của đoàn giám sát của Quốc hội, hiện nay cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.300 làng nghề truyền thống được công nhận. Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, làng nghề tồn tại hàng trăm năm nay, thậm chí có làng nghề tồn tại 1.000 năm. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã diễn ra khá lâu và gần đây ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhưng việc xử lý ô nhiễm chưa mang lại kết quả như mong đợi. Chính quyền địa phương biết tình trạng này nhưng “lực bất tòng tâm”. Một vấn đề khác là do chưa quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp.
Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường làng nghề, ông Bùi Cách Tuyến cho rằng, không phải mọi làng nghề đều gây ô nhiễm. Vì thế, cần xác định rõ ràng làng nghề nào cần được xã hội và Nhà nước hỗ trợ, làng nghề nào các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm theo nguyên tắc ai gây ô nhiễm người đó phải khắc phục. Nếu không, sẽ có sự lẫn lộn và sử dụng ngân sách vào những mục tiêu không thỏa đáng.
“Nhà nước đã có nhiều chương trình hỗ trợ xử lý ô nhiễm làng nghề, như rượu Làng Vân, các vùng sản xuất miến, bún, chế biến thủy sản… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong nhiều trường hợp, sau khi Nhà nước xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tốn hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng, lại không có cơ chế quản lý. Nhiều địa phương cũng không có kinh phí để quản lý, duy trì hoạt động hệ thống này. Do đó, các làng nghề là đối tượng cần một biện pháp tổng hợp, nhiều mặt từ con người, cơ chế, pháp luật, kinh phí, biện pháp quản lý… Chưa kể đến đạo đức môi trường, cần những biện pháp căn cơ”, ông Bùi Cách Tuyến nói.
Ông Vũ Quốc Tuấn cũng tán thành ý kiến nên phân loại những nghề nào ô nhiễm môi trường nặng thì xử lý trước, những ngành nào ô nhiễm vừa phải thì xử lý sau. "Đã đến lúc không thể không tái cơ cấu làng nghề, từng doanh nghiệp của làng nghề. Cần tập trung hướng dẫn, trợ giúp, huy động mọi lực lượng để khắc phục môi trường là chủ yếu, còn xử phạt để răn đe, nhắc nhở là thứ yếu".
Vấn nạn ô nhiễm môi trường khu công nghiệp
Tình trạng khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đã diễn ra trong nhiều năm và ở các mức độ đang trở thành vấn nạn. Theo ông Bùi Cách Tuyến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư nêu rõ, đến tháng 12/2010, các khu công nghiệp phải hình thành xong các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Song việc thực hiện gặp khó khăn, nhất là về vốn đầu tư và tốc độ lấp đầy của khu công nghiệp. Trên thực tế, có hiện tượng đáng lo là nhiều doanh nghiệp, nhà máy tiết kiệm chi phí nên đã đưa nước thải vào đường dẫn nước mưa, không đưa về hệ thống xử lý tập trung.
Trong 3 năm (2009 - 2011), thanh tra của Bộ và Tổng cục Môi trường tiến hành thanh tra 1.622 cơ sở, đã phạt 40 tỷ đồng, truy thu 130 tỷ đồng, nhưng vẫn còn gặp vướng mắc trong việc đóng cửa doanh nghiệp và chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của hiện nay.
Ông Bùi Cách Tuyến cho biết thêm, sự phát triển của lĩnh vực giải quyết ô nhiễm môi trường phát triển theo đường tuyến tính, sự phát triển của ô nhiễm đi theo hàm mũ. Trong đà phát triển quá nhanh hiện nay, nếu không có biện pháp thật mạnh, căn cơ để giải quyết, chúng ta gặp khoảng cách đó.
Được biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị, giao cho nhiều bộ, ngành đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu lại nhiều vấn đề liên quan tới mặt quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất để làm sao rõ trách nhiệm quản lý về mặt môi trường để cải thiện tình hình, đẩy nhanh quá trình xử lý, làm sạch môi trường…
Tính đến tháng 12/2010, cả nước có 255 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 69.000ha. Các khu công nghiệp đã thu hút được 3.900 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 54 tỷ USD và 4.664 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 310 nghìn tỷ đồng. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC