Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/05/2012 - 08:51
(Thanh tra)- Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiện có khoảng 70% khiếu kiện về đất đai. Còn việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có số liệu 98% đơn thư khiếu kiện gửi về Bộ liên quan đến đất đai cũng đúng thôi. Nói chung, khiếu nại và tố cáo đang là “vấn đề nóng”, nhưng nóng nhất là do đất đai có vấn đề.
Tại một hội nghị về tái cơ cấu kinh tế vừa qua, người ta cũng cho rằng: Khiếu kiện nhiều cũng do đất đai; bất ổn, tham nhũng cũng phần nhiều từ đất đai. Nhưng, sửa Luật Đất đai là vấn đề lớn, không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Giải quyết gốc rễ của các vấn đề phải có quá trình. Chậm mà chắc, còn hơn không!
Cái khó là giá đất đang rất cao. Các nhà đầu tư đang kêu không lãi... Một trăm cái khó, có thể dân chưa biết, nhưng các nhà quản lý, hoạch định chính sách phải biết. Biết để thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở. Tránh được việc nói một đằng, làm một nẻo...
Phải thấy được cái khó của người làm công tác tiếp dân giải thích cho người dân đi khiếu nại, tố cáo thấy được vấn đề. Tiếp dân, giải quyết đơn thư, đặc biệt là đơn thư khiếu tố tồn đọng là rất khó. Nhưng, khó mấy cũng phải làm! Đó là nhiệm vụ. Phải giải thích cho dân rõ về Luật Đất đai từng thời kỳ, giá đền bù từng năm, TP giá cao, TP giá thấp vì sao, giá mặt đường khu đô thị này khác giá mặt đường ở khu khác ra sao, hoặc ngõ kia như thế nào... Rồi giá đất đồi núi, ven sông, đất vườn, đất ruộng... Tóm lại, phải tường tận, mạch lạc. Hiểu đã khó. Biết đã khó. Giải thích cho người ta hiểu, thông cảm, nhìn nhận được vấn đề một cách khách quan lại càng khó. Hiện tại, đa số đơn thư cứ cái mạch: Đền bù thấp, nhưng chủ đầu tư đưa bán với giá cao gấp 10, 20 lần giá đền bù là không chấp nhận được...
Cứ thế mà nhân lên thì chủ đầu tư giàu hơn Nhà nước. Nếu không có người tiếp dân, giải quyết đơn thư từng bước làm sáng rõ: Đây là dự án (D.A) kinh tế. Để phát triển TP, phát triển nông thôn, khu công nghiệp, nhà máy, đường sá, kể cả trường học, trạm điện, y tế cần phải có tiền... Việc thu hồi đất có khi D.A kinh tế, đô thị chỉ được xây cất để bán chỉ khoảng 1/3 trong tổng số đất, còn lại là sử dụng vào mục đích chung như: Đường, điện, cống tiêu thoát, hệ thống hạ tầng, công viên cây xanh... Việc bán nhà, đất để bù vào chi phí đã được tính toán kỹ lưỡng, khoa học; nếu có sai sót thì thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sẽ phải làm rõ, sẽ thu hồi nộp ngân sách Nhà nước...
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp D.A “ma”, lừa đảo, D.A treo, kéo dài với nhiều ý đồ không trong sáng khiến dân tình không yên tâm... Tổng Thanh tra đã giải thích rất rõ các trường hợp này: “Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường hoặc giá bán của nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác nên người dân không nhất trí với phương án bồi thường”. Đó là suy nghĩ rất thực của một lãnh đạo lo cho dân, đang trăn trở với hy vọng giải quyết đơn thư khiếu tố tồn đọng bằng phương án giá bồi thường.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã mạnh dạn bày tỏ: Giá đất hiện nay lợi cho nhà đầu tư, nhưng thiệt hại cho người dân mất đất.
Tại TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, khó khăn hiện nay về kinh tế là do đất đai. Trong đó, giá đất và các quy định về đất đai cần được giải quyết.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau cơn bão số 3 cả một ngôi làng bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời nhưng với sự nỗ lực của các cấp các ngành cùng huyện Bảo Yên đến nay Làng Nủ, xã Phúc Khách đã hồi sinh trở lại cuộc sống bình thường.
Nam Dũng
17:59 12/12/2024(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà