Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

EVN: Phân bổ lương có sự chênh lệch lớn

Thứ bảy, 11/02/2012 - 13:53

(Thanh tra) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức họp báo thông báo kết quả kiểm tra thực hiện pháp luật về lao động tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tham dự buổi họp báo có đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công thương và EVN.

Toàn cảnh buổi họp báo

Lỗ nhưng lương vẫn tăng

Theo kết quả của Đoàn Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, tiền lương bình quân chung của người lao động, sản xuất kinh doanh tại EVN năm 2008 đạt 5,79 triệu đồng/người/tháng; năm 2009 là 7,06 triệu đồng/người/tháng và năm 2010 là 7,45 triệu đồng/người tháng, tăng 5,46% so với năm 2009. Tổng quỹ tiền lương chiếm khoảng 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện. Cộng với tiền thưởng từ quỹ khen thưởng, phúc lợi thì tổng thu nhập của người lao động sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2010 đạt 7,628 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2010 là năm đầu tiên EVN bị lỗ (do lý do khách quan) nên EVN đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng đơn giá tiền lương bằng 95% đơn giá tiền lương năm 2009. Như vậy có thể thấy, dù năm 2010 bị lỗ nhưng lương bình quân của EVN vẫn tăng so với năm 2009.

Lý giải cho điều này, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cũng như EVN cho biết, có tình trạng này do EVN có cách tính lương khác, cụ thể: Tiền lương của người lao động được tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm của toàn Tập đoàn. Vì vậy, sản lượng điện thương phẩm, năng suất tăng thì tiền lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại. Do đó, dù năm 2010 EVN bị lỗ nhưng sản lượng điện thương phẩm lại tăng nên tiền lương tăng là chuyện không có gì bất ngờ.

Cũng theo đại diện của EVN, Tập đoàn không thể trả lương thấp cho người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ cao, nếu lương thấp sẽ rất khó giữ chân người lao động.

Phân bổ lương không đồng đều

Mặc dù lương bình quân năm 2010 của ngành Điện là hơn 7,6 triệu đồng. Nhưng theo kết quả thanh tra, lương bình quân giữa các khối của EVN có sự chênh lệch không nhỏ. Theo đó, lương của người lao động tại Công ty mẹ - Tập đoàn là 14,105 triệu đồng/tháng, còn đối với khối phân phối điện, mức lương là 6,765 triệu đồng/tháng. EVN cho rằng, lý do của sự chênh lệch này một phần là thực tế đội ngũ lao động ở Tập đoàn có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nên có hệ số lương thực tế cao hơn 1,61 lần so với hệ số lương bình quân chung. Tiền lương bình quân của khối sản xuất và truyền tải cao gấp gần 2 lần so với khối phân phối. Hơn 50 triệu đồng/tháng là mức lương cao nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn mức lương thấp nhất ở mức khoảng 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra cũng đã phát hiện một số vấn đề về cách áp dụng chế độ phụ cấp và định mức công việc. Cụ thể, việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm ở các đơn vị, nhất là ở các nhà máy điện không đồng nhất. Một số lao động vẫn được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm dù không đúng chức danh nghề; ngược lại có đối tượng lại bị xếp lương theo bảng lương có điều kiện lao động bình thường nhưng thực tế lại có thời gian làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Mặt khác, việc áp dụng định mức cũng chưa được thay đổi, vẫn áp dụng từ năm 2008, trong khi Bộ LĐ-TB&XH quy định, khi định mức lao động không phù hợp thì trong thời hạn 3 tháng phải tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Thanh tra Bộ cho rằng một phần dẫn đến tình trạng này là do, công tác quản lý lao động tiền lương của EVN chưa được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính. Trong khi đó, đội ngũ làm công tác này còn thiếu, tại cơ quan Tập đoàn chỉ có 5 nhân viên, ở các đơn vị chỉ có từ 1 đến 2 người chuyên trách (toàn Tập đoàn có gần 100.000 lao động). Do đó, trong thời gian tới EVN cần rà soát lại định mức lao động, hệ số cấp bậc công việc; điều chỉnh lại việc xác định đơn giá tiền lương, phân phối quỹ tiền lương theo đơn giá giữa các khối và trong từng khối để bảo đảm tương quan tiền lương phù hợp.

Đồng ý với ý kiến của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân, đại diện EVN cho biết sẽ tiến hành kiểm tra rà soát đối với những trường hợp hưởng sai phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Những trường hợp được hưởng phụ cấp độc hại không đúng chức danh nghề sẽ bị trừ vào tiền lương (số tiền đã hưởng), còn những người chưa được tính đúng sẽ được truy lĩnh để bảo đảm quyền lợi và công bằng cho người lao động.


Hải Yến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm