Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 27/04/2015 - 06:32
(Thanh tra)- 40 năm về trước, đã có những ngày tháng Tư lịch sử với cuộc hành quân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn, thống nhất non sông.
Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Trong đại đoàn quân ấy, phần đa là lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Họ là những thanh niên, học sinh phổ thông ở quê, ở phố, sinh viên ở các trường đại học. Họ ra trận, chiến đấu từ mặt trận Quảng Trị tiến vào, từ Tây Nguyên tràn xuống, từ đồng bằng ven biển tràn qua, từ Mũi Cà Mau dâng lên, từ các nội đô bung ra... Rất nhiều người trong số họ đã nằm lại trên các chiến trường, không ít người trong đại đoàn quân đã gửi lại chiến trường một phần thân thể.
Chiến thắng lừng lẫy, vinh quang này thuộc về cả dân tộc Việt Nam, nhưng với những người lính - họ thật đáng ngưỡng mộ và tôn kính.
Trong đại đoàn quân điệp trùng ngày ấy, những người trở về bây giờ trẻ nhất cũng đã ngót nghét 60 tuổi đời. Họ đã trở về, mỗi người với những công việc khác nhau, ở những vùng đất khác nhau từ vùng biển lên tận vùng cao, từ Móng Cái đến tận mũi Cà Mau: Người làm nông, người làm thầy, người làm thợ, người làm lãnh đạo; người đã nghỉ hưu, người còn đảm đương công việc. Tất cả họ đều đã ở vào lứa tuổi làm ông, làm bà, chân đã yếu, tay đã mềm do tuổi tác cao và một phần di chứng của chiến tranh.
Dù ở làng quê hay ở thị thành, những ngày này, họ đều có chung một tâm trạng vui buồn, háo hức nhớ về một thời hoa lửa. Hầu như ai cũng muốn được trở lại thăm chiến trường mà mình đã từng ôm súng chiến đấu.
Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, ban, ngành, đặc biệt là các nhà hảo tâm, đã có rất nhiều chuyến xe đưa các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Cảm động biết nhường nào khi trên những chuyến xe không thần tốc như ngày xưa, những người lính năm xưa ôm nhau hát những bài ca đi cùng năm tháng: Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Tiếng đàn Ta Lư, Tiến về Sài Gòn...
Nhiều cựu chiến binh đã đến được tận nơi họ tham gia các trận đánh khốc liệt. 40 năm đã qua, cảnh vật đã đổi thay nhiều. Cuộc sống mới đã đơm hoa, kết trái. Nhiều vùng đất xưa là đồn trại địch xung quanh là vành đai trắng, là hàng rào dây thép gai. Nay trên nền đất ấy là cuộc sống trù phú của làng quê mới, là khu công nghiệp mới, khu phố mới. Những người lính già cố mường tượng lại, qua nhiều địa điểm để định hình, định hướng tìm từ con suối, gò đất, mỏm đồi hay một con đường, một góc phố để xác định các vị trí mà mình và đồng đội đã từng chiến đấu. Đất dưới chân họ như đang ấm lên truyền cho họ những cảm xúc mãnh liệt với những hoài niệm rưng rưng...
Trên các nghĩa trang, hình ảnh những người lính già tay run run cầm nén nhang thắp từng bia mộ. Có người đã gọi: Đồng đội ơi! Rồi nấc nghẹn. Những hình ảnh như thế là luôn nhắc nhở chúng ta hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy học tập, lao động, tu dưỡng xứng đáng với sự hy sinh cống hiến to lớn của cha ông mình.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC