Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/07/2011 - 14:58
Với 20.000 ca mắc đã ghi nhận được, 54 trường hợp tử vong, dịch tay - chân - miệng đang là vấn đề nóng nhất của công tác phòng, chống dịch hiện nay. Trao đổi với PV, TS Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết:
Quá tải trẻ em mắc bệnh tay - chân - miệng tại TPHCM. Bệnh nhân nằm tràn ra ngoài hành lang của bệnh viện. Ảnh: Võ Tuấn
Liên tiếp 3 năm vừa qua, mỗi năm nước ta chỉ ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc, trong đó có 20 - 30 trường hợp tử vong. Do đó, số lượng 20.000 ca mắc, 54 ca tử vong tính đến thời điểm tháng 7 năm nay là tăng đột biến. Những năm gần đây cho thấy, thời điểm tháng 9 - 10 - 11, số ca mắc còn cao hơn nữa.
Ca bệnh thường tập trung ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo từ 2 - 5 tuổi nên nhiều người thường chủ quan người lớn không mắc. Nhưng trên thực tế, ở Vũng Tàu đã có một trường hợp 32 tuổi bị bệnh. Trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Nếu bệnh do virus Coxsackievirus A16 gây ra thì thường bệnh ở dạng nhẹ và tự khỏi, không cần điều trị trong khoảng từ 7-10 ngày.
Hiếm khi có biến chứng viêm màng não virus; nhưng nếu là do Enterovirus 71 thì nguy hiểm hơn, bởi khi virus này gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện thành bệnh viêm màng não điển hình, biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn. Năm nay, 20% số trường hợp được xác định là do Enterovirus 71.
Đâu là những dấu hiệu ban đầu để nhận dạng căn bệnh này?
- Bệnh khởi phát là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng như lợi răng, lưỡi, bên trong má và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này có thể hình thành các bọng nước. Vì vậy mới gọi là bệnh tay – chân – miệng.
Đặc điểm của các ban trong bệnh tay - chân - miệng là thường không ngứa. Ngoài ra, ở một số ít trường hợp có thể xuất hiện ở vùng mông. Các bọng nước ở miệng thường vỡ ra và gây loét, làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều, ăn kém hoặc sợ ăn nên gầy sút nhanh. Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm.
Vì sao bệnh nhân lại tăng vào thời điểm tháng 9 - 11, thưa ông?
- Việc số bệnh nhân tăng hơn vào thời điểm tháng 9 – 10 – 11 mới là hiện tượng chúng tôi quan sát được, chưa có nghiên cứu để khẳng định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, đó là thời điểm trẻ nhập trường hoặc đến lớp trở lại, nên công tác vệ sinh môi trường cần phải được các thầy - cô giáo và nhà trường quan tâm.
Bệnh chưa có vaccine phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng bệnh của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ đã mắc bệnh, người chăm sóc trẻ cũng vậy. Vệ sinh tốt răng miệng, tay chân sạch sẽ cho trẻ. Đồ chơi là những vật dụng trẻ nhỏ thường hay cầm và cho vào miệng, nếu có nguồn bệnh thì đây sẽ là vật truyền bệnh.
Do đó, khi có trẻ mắc bệnh, các đồ chơi này cần phải được rửa sạch, khử trùng. Không nên cho trẻ ăn cùng thìa, cốc, bát, đĩa. Nhà trường cần báo với cơ quan y tế để được hướng dẫn các biện pháp dập dịch, khử trùng môi trường nếu có trẻ bị bệnh.
Với tình hình bệnh mắc và tử vong tăng đột biến như hiện nay, Bộ Y tế đã công bố dịch và có cần sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài để dập dịch?
- Nhận thấy dịch có chiều hướng phức tạp, số ca mắc ngày càng tăng, ngay từ tháng 4, Bộ Y tế đã có công văn gửi chủ tịch các tỉnh, TP, gửi Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục - Đào tạo) để thông báo và đề nghị phối hợp phòng, chống dịch bệnh. Phần lớn các ca mắc và tử vong đều vẫn nằm ở phía nam và một vài tỉnh miền Trung. Do đó, bộ cũng mới tổ chức hội nghị về vấn đề này tại miền Nam, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác dập dịch, tuyên truyền ý thức phòng bệnh cho người dân ở đây.
Dịch tay – chân – miệng ở VN năm nay tăng đột biến, nhưng việc tăng này không chỉ có duy nhất ở nước ta. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong 10 năm trở lại đây, dịch bệnh này diễn biến khá phức tạp, ngay tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1998, Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận hơn 100.000 ca mắc, 78 người tử vong.
Năm 2008, 5 tỉnh ở Trung Quốc có 61.000 ca mắc và 40 người tử vong. Các nước lân cận như Singapore, Malaysia, Philippines cũng đều ghi nhận số ca mắc và tử vong nhiều hơn trước đó. Tình hình dịch hiện nay vẫn ở trong tầm kiểm soát, Bộ Y tế vẫn luôn bám sát diễn biến dịch và có cảnh báo kịp thời tới người dân.
Xin cảm ơn ông!
(Theo LĐO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC