Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đi, đến và kết luận

Thứ ba, 15/04/2014 - 07:30

(Thanh tra)- Ông Cư Hòa Vần là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X (1997 - 2002)… Năm 1970, mới 35 tuổi, ông đã là Chủ tịch UBND tỉnh Lao Cai và rất được Thủ tướng Phạm Văn Đồng khen ngợi về việc sâu sát, nắm chắc cơ sở (100% xã trong tỉnh đã được ông đến làm việc, góp ý, hỗ trợ).

Khi ông làm Trưởng ban Định canh, định cư của Trung ương thì 100% huyện có dân tái định cư đã được đón ông, đề xuất nguyện vọng. Ông đã giúp dân tận tâm không chỉ bằng lời hứa, mà bằng quan điểm của Đảng, những chính sách pháp luật, ưu tiên ưu đãi cho dân. Ông theo dõi, bám sát yêu cầu cơ quan chức năng nhất nhất phải thực hiện, phải giúp dân được thông tỏ…

Làm cán bộ cấp cao như ông thật khó, vì phải gương mẫu và không nghe chuyện viễn vông! Quả thật, ở cấp tỉnh, cấp bộ: Họp rất nhiều, cuộc nào cũng quan trọng cả, riêng các loại công văn, bút phê “kính chuyển” cũng đã bận, đã mệt nói gì đi cơ sở, gặp dân, tiếp dân, nghe nguyện vọng của dân, mà lại ở tận nơi rừng xa, núi thẳm, trèo đèo, lội suối… Cho nên, lấy cớ tuổi cao, việc nhiều, đa số lãnh đạo cấp bộ chỉ ngồi họp, nghe tham mưu gióng trống xuôi, quanh năm lượn lờ bên đám thư ký, văn phòng, chờ gặp gỡ cán bộ tỉnh/huyện lên, hoặc lướt lướt báo cáo, số liệu… Dần dần, thành thói quen, họ trở thành kẻ quan liêu, xa rời cơ sở lúc nào không hay! Vậy mà, lúc say sưa có ông còn viện cớ: Lãnh đạo “bằng đầu” chứ ai lãnh đạo “bằng chân”!

Sự so sánh khập khễnh này, quả là tiêu cực… Vậy ra, các ông chuyên làm khoa học, chuyên nghiên cứu “tầm cao”? Dẫn đến, những thực tế hiển nhiên, những sai lầm tai hại có khi không chỉ một ngành, một địa phương mà nó lan tràn thành một thứ lừa dối khó chữa… 

Nhiều khi sự việc tưởng đơn giản, cho qua, nhưng, có khi các ông ký duyệt rồi, lại bị báo chí phát hiện ra: Ngay giữa Thủ đô, đường Trường Chinh “cong mềm mại” chứ không thẳng tắp như hai thế kỷ trước! Nhìn kỹ, nghe cấp trên “hỏi xoáy”, các lãnh đạo, lập tức phi xe 5 cây số đến nơi, thì “choáng váng”, đường sao lại cong thế này, giờ báo cáo Trung ương sao đây?

Hết nạn đường đến nạn nước sạch Sông Đà, ống dẫn vỡ 5 lần trong vòng mấy năm? Vậy thi công, giám sát, nghiệm thu sao không có vấn đề? Vậy tài năng,  trình độ đơn vị được khen thưởng, được vinh danh xứng đáng ở mức nào? Ai đã ký đề xuất khen thưởng? Và nhiều loại trách nhiệm khác nữa, đừng đổ lên đầu lãnh đạo “xa rời thực tế”! 

Nói cách khác là quan liêu… Và kia nữa, khi nhập tỉnh, mở rộng địa giới… nhiều lãnh đạo tranh thủ… ký các dự án xây nhà để bán, trên danh nghĩa “công trình phát triển kinh tế - xã hội”, “hiện đại hóa”, “phục vụ mục đích công cộng”… Tha hồ thu hồi ruộng đất, vườn tược, nhà cửa, công xưởng nhỏ, cả các dự án nuôi trồng thủy hải sản, đất cho thuê trồng rừng, đất trống đồi núi trọc nữa… Tha hồ lợi dụng chức quyền và kẻ hở luật pháp… Nay thì đất hoang hóa “tràn ngập lãnh thổ”, trong khi nông dân mất ruộng, đứng đường, chờ làm cửu vạn, xe ôm, hoặc từng tốp, từng tốp căng băng rôn đi khiếu tố về đất tái định cư, về giá bồi thường… Vậy mà, các cuộc thanh tra về đất đai, 5 - 7 năm nay đều “im ắng” cả? Hay là ta đang “bí mật” để giữ uy thế cho mảnh đất giàu truyền thống, ngàn năm văn hiến?

Có lãnh đạo tỉnh lẻ, đứng đâu cũng khoa trương: Làm lãnh đạo thời bây giờ là phải “biết nói”, “biết viết” và “biết đi”!

Ý ông là phải gắn với thực tiễn, sâu sát quần chúng, như ông Cư Hòa Vần chăng? Gắn với dân, vì dân, nghe dân, lo cho dân! Đó là quan điểm xuyên suốt, đầy trách nhiệm của người lãnh đạo, của người cán bộ, công chức… Chứ nếu là lãnh đạo chỉ “biết nói”, “biết viết” thì mới chỉ đến trình độ lớp 3, lớp 4 thôi, cần gì đến cử nhân, tiến sĩ… Cái khó nhất, quan trọng nhất là cái tâm của người cán bộ lãnh đạo! Người lãnh đạo tốt thì thì tổ chức, cơ quan tốt, cán bộ được nhờ, dân được cậy, được tin yêu, Đảng và Nhà nước có uy tín. Còn người lãnh đạo chỉ lo những quảng cáo, kỷ yếu, thành tích bề nổi, lo đón rước cấp trên, còn cơ sở thì thiếu quan tâm, sâu sát… thì sớm muộn cái đuôi rồng, đuôi chuột, mũi dùi cũng tòi ra… Lúc bấy giờ, họ mới nhớ lại những công việc thực tế, đơn giản mà ông Cư Hòa Vần chăm lo là có cơ sở! Công việc đó hao hao giống nghiệp vụ của cán bộ thanh tra…

  Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm