Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2011 - 17:27
(Thanh tra) - Lạm phát tăng cao vô tình trở thành lực đẩy làm thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội theo chiều văn minh thương mại.
Hiện nay, giá cả các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm đã tăng chậm lại nhưng vẫn đứng ở ngưỡng cao khiến người tiêu dùng Thủ đô đều tính toán rất kỹ chi tiêu nhằm cân đối giữa chi và thu. Giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn, mua sắm trong siêu thị, vừa mua được nhiều hàng giảm giá, vừa đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.
Cạnh tranh chợ và siêu thị
Trước kia, khi hệ thống thương mại hiện đại (siêu thị) mới hình thành tại Hà Nội, người ta coi siêu thị là một thứ xa xỉ, đắt đỏ nên rất ít người ghé thăm. Sau khoảng 15 năm, Hà Nội hiện có tới 70 siêu thị, chiếm 18% thị phần bán lẻ trên thị trường, thu hút một lượng lớn khách hàng tới mua sắm. Nhất là thời gian gần đây, người tiêu dùng tìm đến với siêu thị ngày càng đông và việc mua sắm tại siêu thị đang dần thay thế cho mua sắm ở chợ.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội khẳng định: “Hiện nay, sự cạnh tranh giữa siêu thị và chợ diễn ra mạnh mẽ. Thậm chí, nhiều chợ xây lên hoạt động không hiệu quả, tiểu thương bỏ chợ ra kinh doanh bên ngoài. Còn hệ thống siêu thị, mặc dù số lượng không nhiều nhưng đang tạo ra một lượng khách hàng lớn”.
Điều dễ hiểu là, giá cả tại các siêu thị ổn định hơn chợ, không có sự tăng giá bất thường, hàng hóa có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đa phần các siêu thị đều có lực lượng giám sát, kiểm tra chất lượng hàng hóa và lực lượng khai thác nguồn hàng giúp hàng hóa đưa vào phân phối tại siêu thị đảm bảo chất lượng và số lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, hệ thống siêu thị thường xuyên phối hợp với các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng hàng mang lại quyền lợi cho khách hàng.
Còn tại các chợ truyền thống, tuy một số mặt hàng giá rẻ hơn nhưng hay biến động bất thường, nhất là khi khan hàng hoặc khi sức mua tăng. Đó là chưa kể tới việc tiểu thương các chợ thường xuyên kinh doanh hàng không có nguồn gốc hoặc hết hạn, không có hạn sử dụng.
Đặc biệt, trong một vài năm gần đây, chương trình bình ổn giá của thành phố tập trung thực hiện tại hệ thống các siêu thị, vì thế siêu thị càng trở thành địa chỉ thu hút khách hàng. Bà Nguyễn Thị Hiền, phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho rằng: “Đi siêu thị, tôi có thể xem được giá và cân nhắc được từng mặt hàng để mua cho phù hợp. Chọn được càng nhiều hàng giá rẻ, chất lượng đảm bảo càng tốt. Đang trong thời buổi khó khăn, ai chẳng phải phải tính toán kỹ để mua bán”.
Ưu tiên hàng giá rẻ
Ông Hoàng Quang Thắng, Giám đốc công ty Siêu thị Hà Nội, đơn vị quản lý chuỗi Hapromart và Haprofood cho biết: “Do hàng hóa kinh doanh tại hệ thống siêu thị có giá cả ổn định, chất lượng tốt và công ty thực hiện cả chương trình bình ổn giá của thành phố nên lượng khách hàng tới mua sắm tại hệ thống siêu thị tăng mạnh, có địa điểm tăng từ 20 - 30% như Siêu thị Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, siêu thị tại Kim Chung, huyện Đông Anh”.
Công ty Siêu thị Hà Nội còn thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn phục vụ bà con ngoại thành hàng hóa thuộc chương trình bình ổn giá, hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng tốt, giá rẻ. Các phiên chợ, chuyến bán hàng lưu động này đều nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng nông thôn.
Trong thời gian qua, Siêu thị Big C Thăng Long luôn là điểm ưu tiên lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng Hà Nội bởi hàng hóa kinh doanh phong phú, giá cả phù hợp với rất nhiều người có thu nhập trung bình trở xuống. Mỗi ngày Siêu thị Big C Thăng Long đón từ 20 - 30 nghìn người tới tham quan, mua sắm; ngày cuối tuần lên tới 50 - 60 nghìn người.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, phụ trách truyền thông Siêu thị Big C Thăng Long cho biết, khách hàng đến mua sắm tại siêu thị đa phần lựa chọn hàng khuyến mại có giá rẻ, trải đều ở tất cả các ngành hàng, nhất là nhãn hàng Wow của chính siêu thị. Cũng chính bởi vậy, Big C liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại kích thích khả năng mua sắm của khách hàng. Nếu trước kia, chương trình khuyến mại chỉ thực hiện ở 300 - 400 mặt hàng với mức giảm giá từ 30 - 40% thì đến nay, Big C Thăng Long chạy song song 5 - 6 chương trình khuyến mại, thực hiện ở 1.500 mặt hàng với mức giảm giá sâu tới 50%.
Và như thế, nói như ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, xu hướng mua hàng tại siêu thị sẽ tăng dần lên và giảm xuống tại chợ; sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn.
Đinh Thị Thuận
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền