Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính sách với người làm khoa học?

Ngô Quốc Đông

Thứ ba, 22/08/2023 - 15:23

(Thanh tra) - Dân ta hiếu học. Nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách. Điều này có nghĩa chiến lược phát triển tương lai quốc gia không thể bỏ qua đầu tư cho giáo dục và đặc biệt là khoa học công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải thưởng chính cho các tác giả đạt giải tại Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture 2022. Ảnh: VG

Nhìn sang Nhật Bản, Hàn Quốc những thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước, từ những nước nghèo, đã vươn lên thành cường quốc kinh tế và đứng đầu trên thế giới ở không ít ngành nghề, sản phẩm và công nghệ. Họ đã chọn đầu tư cho khoa học nên kết quả là vậy.

Chúng ta thử hỏi đã thực sự đầu tư quyết liệt và trọng điểm cho khoa học? Đã thực sự đãi ngộ trọng dụng nhân tài trong đó có đội ngũ làm khoa học? Câu trả lời chắc chắn là chưa có. Vì nếu có làm một phiếu khảo sát, hoặc thăm dò ngắn với tất cả những người làm khoa học thuộc hệ thống công lập, tin chắc rằng gần như tất cả sẽ trả lời rằng còn nhiều bất cập về cơ chế và đãi ngộ đối với họ.

Về cơ chế làm khoa học từ nhiều năm nay, vẫn mang tính kế hoạch, nặng “xin - cho”. Vì vậy nên vướng vào rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà từ việc chi tiêu, quyết toán cho đến xét duyệt, nghiệm thu, ứng dụng các sản phẩm khoa học. Nó đã lấy đi rất nhiều thời gian của người làm nghiên cứu. Có những sản phẩm khoa học chỉ chưa đầy 100 trang giấy, mà đôi khi chứng từ giải trình dày gấp 2 - 3 lần sản phẩm với rất nhiều chi tiết thanh toán đến mệt mỏi. Đấy là cơ chế hành chính, xa hơn còn là vấn đề kinh phí, điều kiện tham gia hay các cơ chế khen thưởng, đãi ngộ… Tất cả đều không làm người nghiên cứu toàn tâm với công tác của mình vì quá nghèo và vất vả. Với một cơ chế chưa “cởi trói”, người làm ít được coi trọng, thử hỏi sao có sản phẩm tốt để ứng dụng hay công bố quốc tế.

Về đãi ngộ thì có thể nói không tương xứng. Làm khoa học là một loại nghề chỉ dành cho những người đam mê. Vì đam mê nên mới đầu tư học hành, tìm tòi nghiên cứu. Nhưng có thể nói đây là một thứ nghề nghiệp có mức độ “thu hồi vốn” đầu tư cá nhân rất chậm. Ví như một nhà khoa học, học xong thạc sĩ, rồi tiến sĩ, trao đổi chuyên gia hậu tiến sĩ phải mất hàng chục năm, thậm chí dành cả đời chỉ để nghiên cứu hoàn thiện các hướng đề tài theo đuổi. Tuy nhiên, mức lương hiện nay với một tiến sĩ khoảng 45 - 50 tuổi ở đơn vị khoa học công lập chỉ dao động từ 7 - 8 triệu. Số tiền này thực không đủ trang trải cho đời sống cá nhân, chứ chưa nói cho vợ con, gia đình và tái đầu tư cho sức khỏe, tài liệu.

Tất nhiên, các nhà khoa học có thể tham gia đề tài nhưng thu nhập vượt trội là không có. Cơ chế và sự đãi ngộ như vậy, mới thấy Việt Nam vẫn có những bài báo khoa học quốc tế, những công trình nghiên cứu tốt, thì phải thấy rõ sự say mê, tâm huyết của người trong cuộc đến nhường nào.

Bởi vậy mới thấy muốn cho khoa học nước nhà thực sự định hình và có tiền đồ, Nhà nước cần phải thay đổi tư duy với khoa học, trong đó phải “cởi trói cơ chế” và trọng dụng nhân tài, đãi ngộ với những người làm khoa học.

Gần đây, Thủ tướng yêu cầu bộ chủ quản và các đơn vị liên quan phải rà soát để có một cơ chế tốt hơn với những người làm khoa học. Mới đây nhất, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đề xuất mức lương đặc thù cho đội ngũ khoa học tại một số đơn vị trọng điểm với mực lương có thể lên tới 120 triệu đồng. Hi vọng sẽ có một tương lai mở hơn với khoa học nước nhà. Việc trước mắt có lẽ các nhà khoa học vẫn phải yêu nghề, giữ nghề và mong chờ chính sách sớm chuyển tải vào đời sống và công việc của họ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm