Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chỉ tiêu âm thầm

Thứ ba, 20/11/2012 - 06:27

(Thanh tra)- Có một chỉ tiêu, một mong muốn âm thầm, dù không nói ra, nhưng giáo viên nào cũng mong muốn mình dạy thật tốt, có nhiều học sinh và phụ huynh yêu quý mình. Còn gì sung sướng hơn được học sinh ngưỡng mộ và đồng nghiệp tôn trọng! Người thầy giỏi đời nào vẫn vậy, âm thầm làm việc, âm thầm vun đắp cho đời những mầm xanh, những hạt giống người… mà không hề tiếc sức mình, không hề tính đến công lao khó nhọc!

Kiến thức sẽ đâm hoa kết trái, thành quả của ngày mai như đã được định lượng từ hôm nay! Nhà giáo thường nghèo. Xưa nay đều vậy. Cái giá của thanh cao, của gương sáng dường như vẫn vậy! Nhưng, đó là cái giá bất tử của niềm tự hào, mãi mãi là ngọn đuốc rực cháy vẫy gọi con người. Đó là cuộc tiếp sức, ngày càng được nhân lên, lan toả…

Dĩ nhiên, kiến thức của ngày mai, của tương lai được chắt lọc từ hôm nay, tích luỹ và nâng lên, sáng tạo và kỳ công lưu giữ, có khi chỉ là những sáng tạo rất nhỏ, bột phát, có khi là sự hy sinh của nhiều thế hệ… Và tất cả, thông qua người thầy truyền đến học sinh, trước hết là sự đam mê, sau đó là trách nhiệm. Học sinh nhớ mãi thầy cô vì phút giao thoa trí tuệ, tâm hồn và cả vì khiếm khuyết mà chỉ thầy cô mới dày công giúp được. Có thể nói: Không ai hiểu con bằng cha mẹ, không ai bù đắp trí tuệ, tâm hồn, khát vọng cháy bỏng của thế hệ trẻ bằng tâm lực của thầy cô!

Nhà giáo cao quý biết bao! Nhưng, sự quan tâm, sự vun đắp, bù đắp cho mỗi nhà giáo liệu có được là bao?

Hiệu trưởng cũng chỉ biết hô hào, các cấp trên nữa cũng chỉ là sự đồng vọng thiết tha!

Nhà nước dù nghèo cũng không thiếu tiền để chăm lo cho giáo dục. Có thể nói, ngân sách cho giáo dục có nơi, có vùng đã vượt cả quốc phòng, nhưng vì sao phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp có nơi vẫn còn thiếu, còn nợ? Đại đa số các nhà giáo vẫn không thể sống và đi dạy bằng lương và các chế độ ưu đãi! Các nhà giáo dục, các nhà quản lý, chính quyền các cấp cần ngồi lại với nhau để trả lời các câu hỏi chính: Ngân sách cho giáo dục lớn nhưng thường bị chính quyền các cấp, các ngành chia nhỏ, xí phần? Các dự án giáo dục với nguồn tiền khổng lồ nhưng không thực tế, cùng các nhà tài trợ không thực tế đã ngốn một phần tiền không nhỏ? Có không việc: Bề dày của tham nhũng lớn theo bề dày của ngân sách?

Ngành đã dấy lên một phong trào: “Nói không với tiêu cực”, nhưng rồi cuốn theo bong bóng “dạy thêm, học thêm”, ngỡ như đã hình thành cả ngàn năm nay, để rồi tô tiếp câu thành ngữ: “Đánh trống bỏ dùi”!

 Giáo dục và đào tạo Việt Nam phải tiến lên theo con đường chung của tiến bộ và nhân loại. Có như thế, nhà giáo Việt Nam, học sinh và sinh viên Việt Nam mới có điều kiện nhanh chóng vươn lên cùng văn minh, hiện đại. Việc đề ra chỉ tiêu học sinh giỏi phải đạt trên 90%, đến nỗi có lớp học phổ thông “thắp đuốc” tìm cũng không ra học sinh trung bình và yếu kém, đang là một “vấn nạn” về loại thành tích lạ kỳ duy chỉ có ở Việt Nam!

Loại chỉ tiêu âm thầm này có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành không, có tôn vinh thầy, cô giáo không? Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, xin được nhường lời cho các nhà quản lý và các cơ quan thanh tra hùng hậu.


 Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm