Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 08/08/2011 - 10:58
(Thanh tra) - Câu chuyện đồ cũ, kể về một sáng kiến của Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh. Sáng kiến này đã trở thành ngày hội hàng năm. Qua ngày hội, ở đó mọi người đến để chia sẻ cùng nhau những vật dụng thiết yếu cho đời sống hàng ngày. Những món đồ, vật dụng không còn là nhu cầu của người này, nhưng là thiết thân cho người khác, cũng sẽ được trao tặng, bán rẻ ở đây.
Ngày hội đồ cũ, một sáng kiến của Đoàn Thanh niên Cộng sản, thật sự đã trở thành chợ phiên của người “Sài Thành” đã hai năm nay. Chợ, nhưng không nhằm mục đích mua bán. Chợ được mở nhằm mục đích hướng thiện, giáo dục, nhắc nhớ giá trị của cái “cũ”…
Hai năm tuổi của một chợ phiên sẽ chưa là truyền thống để ngợi khen, nhưng giá trị của truyền thống được nhắc nhớ hai năm qua là một nỗ lực lớn. Không lớn sao được, khi mà hàng ngày, hàng giờ, vẫn còn đó những xa xỉ, lãng phí, rồi những tham nhũng đang đến hồi báo động.
Nói chuyện chợ phiên của “Sài Thành”, chợt nhớ chuyện tô phở Sagagyu, phở Kobe của đất “Hà Thành”, giá sáu bảy trăm nghìn đồng một tô (hơn giá một tạ lúa) mà các thực khách đi trên những chiếc xe đắt tiền Porche, Lexus sáng nào cũng ăn, cả nhà ba bốn thế hệ cùng ăn, đến nỗi nhà hàng quá tải, năm người thanh toán 2.000 đô... Xa xỉ quá, lãng phí quá. Không biết những xa xỉ, lãng phí ấy đến từ đâu?
Hãy nghe câu chuyện “sung sướng” của một người đàn ông nghèo sau khi rời chợ phiên: “Mấy món này đi mua cũng tốn nhiều tiền lắm! Tuy hơi cũ nhưng còn sử dụng được”.
Chú Nguyễn Văn Bảo, nhà ở phường 13, quận Tân Bình, với tấm phiếu trị giá 100.000 đồng do Ban tổ chức chợ phiên tặng, sau một hồi chọn lựa, chú đã có đến năm món đồ để dùng trong gia đình, nào là đèn bàn, quạt, bàn ủi, chảo, ấm đun nước. Cái sung sướng nhất với chú hôm ấy là có được cái đèn bàn để con học bài… Nghèo nhưng trọng chữ như cha con nhà chú Bảo thật đáng trân trọng làm sao!
“Cũ người, mới ta”. Phương ngôn này đã tồn tại qua bao đời nay. Vâng! Có lẽ đó cũng là lời dạy đáng kính mà cha ông chúng ta, những người vốn tôn trọng sự cần kiệm, tích góp, muốn truyền dạy cho đời đời con cháu. Có vậy, mới đủ sức tích lương chống giặc, đủ chất cho một dân tộc hùng mạnh, đủ lực cho một đất nước phồn vinh. Nói to tát thế, nhưng quả thật “cũ” cũng có giá trị tự thân của nó. Và “cũ”, như vậy cũng còn đó một sức mạnh…
Tuy không phải trực tiếp, nhưng câu chuyện từ chợ phiên, từ người nghèo biết trọng chữ như cha con chú Bảo,… tất cả như có gì đó tin tưởng và gửi gắm niềm tin đến những người có trách nhiệm: Cần làm cái gì đó để tạo đủ chất cho một dân tộc hùng mạnh, đủ lực cho một đất nước phồn vinh. Và quan trọng, là đủ sức tích lương chống giặc, mà trước mắt là giặc tham nhũng.
Thưa chú Bảo! Thưa những con người trung thực! Niềm tin mà mọi người gửi gắm, nhất định sẽ thắng lợi. Bởi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi trả lời báo chí sau nhậm chức đã mang đến một thông điệp mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Và cũng mới hôm qua thôi, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tuyên bố: Xử lý tham nhũng không chừa một ai!
Tấn Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải