Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/05/2011 - 05:58
Trước thông tin một số người do bất cẩn đã giết mổ và ăn thịt lợn bị mắc liên cầu khuẩn phải nhập viện, thậm chí tử vong, ngày 10/5 phóng viên đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch tễ và lâm sàng về cơ chế lây bệnh, cách phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn.
Hướng dẫn người dân phác đồ điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.
Theo tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, hiện người sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh và tiêu dùng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn.
Trong khi thời tiết hè rất oi bức, môi trường bị ô nhiễm, nguy cơ thực phẩm không an toàn và dịch bệnh xuất hiện rất lớn. Vì vậy, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh bất kỳ loại gia súc, gia cầm nào, nhất là lợn; thực hiện phương châm ăn chín, uống sôi, không giết mổ và ăn thịt gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
Theo tiến sỹ Khẩn, vừa qua có một số trường hợp nhập viện trong tình trạng sốc nặng do nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong. Nguyên nhân do người bệnh trước đó đã ăn tiết canh hoặc ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chưa được nấu chín kỹ; tham gia giết mổ lợn.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có nguy cơ lây lan sang người qua đường máu như các vết xước, vết thương hở trong khi tiếp xúc trực tiếp như giết mổ, sơ chế thịt lợn còn dính máu và qua đường tiêu hóa. Trong khi thói quen ăn tiết canh, nhất là tiết canh lợn và giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn vệ sinh thực phẩm, đang là thách thức lớn trong ngăn chặn bệnh liên cầu lợn.
Theo Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, khi người bị mắc bệnh liên cầu lợn thường có biểu hiện sốt cao, khó thở và điển hình bệnh nhân bị nhiễm trùng máu và tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh khi có các dấu hiệu sốt cao (trước đó đã có tiếp xúc hoặc ăn tiết canh, thịt lợn bị bệnh) cần đến ngay bệnh viện đa khoa để điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà. Người nghi bị liên cầu lợn có thể dễ dàng phát hiện qua xét nghiệm tại cơ sở y tế.
Đối với những người bị mắc liên cầu lợn thường dẫn đến viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Người ở thể nhẹ, sau 10 ngày điều trị dùng kháng sinh, đa số sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên đối với người mắc nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạng và suy đa phủ tạng.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết liên cầu lợn có xu hướng xảy ra vào mùa Hè, bệnh xuất hiện chủ yếu ở lợn nhà nhưng có khi cả lợn rừng, chó, mèo, chim và tồn tại trong môi trường. Tác nhân gây bệnh là một loại liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis và môi trường đóng vai trò truyền bệnh. Tuy chưa xác định cơ chế lây truyền bệnh liên cầu khuẩn lợn nhưng có nhiều khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn Streptococcus suis biến đổi và đã tăng độc tính cho gia cầm, gia súc, rồi mới lây truyền sang người.
Nhưng các chuyên gia dịch tễ cũng xác định chưa có kết luận nào khẳng định liên cầu khuẩn ở lợn lây trực tiếp sang người. Để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn trong mùa nắng nóng người dân tuyệt đối không giết mổ và vận chuyển thịt lợn bị nhiễm bệnh; tuyết đối không ăn thịt lợn bị nhiễm khuẩn và không ăn tiết canh, thịt, nội tạng lợn chưa được nấu chín và không tham gia giết mổ khi tay chân và cơ thể bị trầy xước./.
(TTXVN/Vietanm+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC