Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 25/04/2012 - 07:03
(Thanh tra) - Đã từng xảy ra nhiều trường hợp trong vòng 1 tháng, tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, liên tiếp nhiều nữ sinh “mất tích” một cách bất ngờ. Có trường hợp được công an xác định là đi theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng cũng có trường hợp chưa xác định được nguyên nhân khiến gia đình thật sự hoang mang. Đứng trước hiện tượng có tính chất bất thường trên, phải chăng tấm “khiên” gia đình ngày càng mong manh trước muôn vàn cạm bẫy từ xã hội.
Ảnh minh họa
Cạm bẫy từ internet…
Ba trong sáu trường hợp học sinh mất tích trở về nhà cho biết, các em bỏ nhà ra đi vì bất mãn với cha mẹ và do bạn quen qua chat rủ rê. Mới đây, khi Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng điều tra và tìm ra nữ sinh Nguyễn Hoàng N.Y, lớp 7 Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, sau nhiều ngày “mất tích” đang “ở ẩn” trong chùa đã không khỏi phì cười bởi lý do lãng xẹt, giận thầy giáo.
Hay như trường hợp của em Võ Thị .Y.L, 16 tuổi, học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Phú, bỏ nhà đi vì buồn, và muốn được ở bên bạn trai quen qua mạng… Từ sự hồn nhiên của các em cho thấy, ngoài việc thiếu những kỹ năng sống cần thiết, môi trường vui chơi lành mạnh, thì sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình là không thật sự đầy đủ.
Công nghệ và các ứng dụng “di động” bùng nổ khiến cho học sinh ngày càng có điều kiện tiếp cận Internet. Không thể phủ nhận những lợi ích Internet mang lại, nhưng tác động xấu của nó cũng đang khiến chúng ta lo lắng, còn các nhà quản lý thì cũng đau đầu tìm mọi biện pháp để quản lý… Internet, vốn là môi trường với nhiều kiến thức bổ ích, nhưng cũng nhiều cạm bẫy. Các cạm bẫy này không hề vô hình, mà hiện hữu rõ trong những trang web đồi trụy, hay những trò chơi bạo lực. Thậm chí, kể cả những trò chơi lành mạnh, nhưng do sức hấp dẫn quá lớn khiến những đứa trẻ không đủ bản lĩnh để tự điều chỉnh mình. Nhiều phụ huynh biết rõ những cạm bẫy này, nhưng do quản lý không chặt, hoặc có quá ít thời gian, thậm chí chủ quan nên đã để con trẻ rơi vào đó lúc nào không hay.
Trường hợp con của chị Nguyễn Thị Ái Phương, quận 3, TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ. Nhà có cậu con trai đang học lớp 10 nên việc lắp mạng để cháu học tiếng Anh trực tuyến, tham khảo các kiến thức là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, khi kiểm tra một vài dữ liệu trong ổ máy, chị Phương tá hỏa khi phát hiện hàng trăm bộ phim sex được cậu con trai tải về. Sốc, nhưng chị không hiểu thời gian nào con trai chị xem mấy thứ đó, bởi chị quản rất chặt, mỗi ngày chỉ cho con học trực tuyến và lướt nét 3 giờ. Ngay sau khi phát hiện, chị đã khóa mạng, chỉ cho phép con học và truy cập nét khi đích thân chị mở máy…
Phần lớn trường hợp các nữ sinh “mất tích” thời gian qua đều có dính dáng đến internet, điều đó cho thấy trẻ em đô thị ngày càng bị bó hẹp trong không gian và môi trường sống thiếu những kỹ năng ứng xử vì quá thiếu sân chơi. Chính vì không có chỗ vui chơi sau những giờ học căng thẳng, các em đã tìm đến internet, với những trang web hẹn hò, kết bạn để rồi hành xử bằng chính vốn sống ít ỏi của mình.
Th.S tâm lý Lê Thị Dung, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, chính vốn sống ít ỏi cùng sự quan tâm không đúng cách của các bậc phụ huynh, đã tạo điều kiện cho những suy nghĩ “non nớt” của các em phát triển. Với việc thiếu những kỹ năng sống cần thiết, bản thân lại đang trong độ tuổi thích thể hiện mình, các em sẵn sàng chứng minh cho mọi người thấy sự trưởng thành bằng những hành động sốc nổi, thiếu chín chắn. Hệ lụy thì đã rõ, bản thân các em là người phải gánh chịu. Tuy nhiên, trách nhiệm của phụ huynh trong bản chất sự việc mới chính là điều chúng ta cần suy ngẫm. Cách giáo dục và quan tâm con cái trong xã hội công nghiệp hiện nay đã đến lúc cần phải nghiêm túc được các bậc phụ huynh nhìn lại.
… Đến các dường mối mong manh của gia đình
Đây là thực tế mà xã hội hiện đại đang “phản biện” một cách rõ nét nhất những bất cập mà mỗi gia đình đã và đang phải đối mặt. Trong thực tế, hiện nay nhiều gia đình gần như cha mẹ không có thời gian dành cho con cái. Những bữa cơm gia đình quây quần cùng nhau đã trở thành dĩ vãng, bởi chính cuộc sống hối hả với áp lực mưu sinh nặng nề. Không ít phụ huynh, chỉ gặp và chuyện trò với con cái một lần trong tuần, hay giao khoán thẳng con cho nhà trường, vú nuôi, để rồi khi xảy ra sự việc, giật mình thì đã muộn.
Việc hàng loạt nữ sinh các trường THCS và THPT bỏ nhà đi bụi, hay “mất tích” chưa rõ nguyên nhân, cho thấy sự lỏng lẻo của các thiết chế gia đình đã đến lúc báo động.
Bàn về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Văn Dương nhận định, chính xã hội hiện đại, với một guồng quay bất tận, sự thiếu gắn kết của phụ huynh với con cái, phương cách quản lý và giáo dục con cái chưa phù hợp… đã làm những giá trị truyền thống, đạo đức và các dường mối gắn kết gia đình trở nên mong manh, lỏng lẻo.
Để phòng ngừa và tháo gỡ những nguy cơ tiềm ẩn từ internet với con cái, không cách gì khác mỗi gia đình phải tự điều chỉnh lại nhịp sống, sinh hoạt và sự gắn kết từng thành viên trong chính gia đình mình. Theo chuyên gia Trần Văn Dương, khi mọi dường mối gia đình trở nên chặt chẽ, gắn kết, con cái có thể thoải mái tâm sự và chia sẻ những khó nói với bố mẹ, thì những cạm bẫy, những hành động nông nổi sẽ khó dễ nảy sinh.
Bên cạnh “sợi dây” kết nối mang tên gia đình, việc các bậc phụ huynh uốn nắn và chỉ bảo con trẻ ngay từ khi chúng chưa bị xa đà vào những trò vui trên internet là điều hết sức quan trọng. Các bậc cha mẹ cũng không nên cấm đoán trẻ nếu như sử dụng máy tính vào mạng một cách tích cực.
Ngoài việc gia tăng sức “đề kháng” cho từng gia đình nhỏ, thì nhiều chuyên gia xã hội học cho rằng, giới trẻ cũng cần có nhiều sân chơi lành mạnh hơn, để có thể lựa chọn sau những giờ học tập, lao động miệt mài. “Một xã hội đang phát triển thường luôn gắn với những tệ nạn xã hội, nhưng chúng ta vẫn có thể quản lý tốt, bảo vệ được con cái mình khi có những chính sách và cách giáo dục phù hợp. Chính sách và cách giáo dục đó cần phải được đặt trên nền tảng gia đình và sự gắn kết giữa xã hội - nhà trường. Sẽ không có nhiều những trường hợp nữ sinh “mất tích”, bỏ nhà đi bụi nếu chúng ta xây dựng được một gia đình có sự gắn kết, quan tâm và yêu thương lẫn nhau”, Th.S Dung nói.
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC