Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/09/2017 - 08:40
Vừa khai giảng một tuần lễ, cả nước đã “nóng” chuyện lạm thu, trong lúc các dự án BOT có nhiều bất cập làm dư luận bức xúc. Tuy ở hai lĩnh vực khác nhau, nhưng BOT và lạm thu trong giáo dục đều gặp gỡ ở mục tiêu tận thu, làm cho sức dân hao mòn.
Trường THCS Minh Tân (Thủy Nguyên, Hải Phòng), nơi xảy ra lạm thu đầu năm học 2017-2018. Ảnh: Minh Lý
9,2 triệu, là con số thu đầu năm mà mỗi phụ huynh Trường THCS Minh Tân (Thủy Nguyên, Hải Phòng) phải nộp cho nhà trường. Nếu “quy thóc”, con số là gần 2 tấn. Lưu ý, mỗi sào ruộng, sau 3 tháng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nông dân chỉ thu được 300kg thóc, gồm tất cả chi phí.
Chưa dừng lại đó, con số hơn 16 triệu đồng là khoản mà mỗi phụ huynh Trường Tiểu học Chu Văn An, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp phải nộp vào đầu năm, theo thông báo của nhà trường.
Số tiền mà học sinh khối 1 Trường Tiểu học Thạch Quý (phường Thạch Qúy, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) phải đóng góp "tự nguyện" 1,25 triệu để hỗ trợ tu sửa cơ sở vật chất.
Làm sao mà phụ huynh có thể không “tự nguyện”, khi mà con em chịu sự quản lý của nhà trường, sẽ trở thành “cá biệt” trong mắt thầy cô.
Theo chính sách của nhà nước, tất cả học sinh Tiểu học được miễn học phí. Nhưng gánh nặng đóng góp vào mỗi đầu năm, không bao giờ buông tha phụ huynh.
Đại đa số các em là con các gia đình nông dân, hoặc có thu nhập thấp. Các khoản thu đầu năm đã làm cuộc sống gia đình phụ huynh, thêm khó khăn.
Tương tự, các trạm BOT mọc dày đặc trên cả nước, đang ngày đêm ra sức tận thu, mà người bị ảnh hưởng nhiều nhất, vẫn là các gia đình nghèo, hoặc khó khăn.
Mỗi chiếc vé xe bus, mỗi cân thịt, mớ rau, cân ximăng, thanh thép… đều cõng thêm chi phí của các trạm BOT. Vì doanh nghiệp không thể bỏ tiền túi bù lỗ cho người tiêu dùng.
Đối với người nông dân, cuộc sống ngày càng khó khăn vì điệp khúc được mùa – rớt giá; thậm chí mất mùa, giá cũng không lên.
Cây lúa, hết đạo ôn, khô vằn lại bị hạn hán, lụt bão. Con lợn, hết bị dịch bệnh, lại rớt giá thê thảm vì không bán được.
Người nông dân, đang mệt mỏi với nghề chỉ đủ ăn, càng thêm khó khăn vì các loại quỹ, phí, các hình thức lạm thu từ cơ quan nhà nước (trường học) cho đến doanh nghiệp. Lại thêm gánh nặng nợ nần vì vay tiền cho con học cao đẳng, đại học, ra trường không có việc làm, nợ “bàn giao” lại cho bố mẹ.
“Khoan thư sức dân” là bài học muôn đời vô giá của cha ông. Pháp luật cần mạnh tay xử lạm thu, bằng biện pháp cách chức ngay các hiệu trưởng vi phạm, thậm chí khởi tố. Đối với các trạm BOT, cần minh bạch, công khai, đúng pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, để bảo đảm quyền lợi của người dân theo hiến định. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp mở mang làm ăn, tạo công ăn việc làm ngày càng nhiều cho người dân.
Theo Quang Đại/LĐO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC